Giới Thiệu Vốn Dòng Thi Lễ
Một thiếu nữ được nhiều nho sĩ đương thời cảm mến, ắt là có tài lỗi lạc đã đành, nhưng ai cũng nghĩ, và cũng muốn, cô có dung nhan cá lặn nhạn sa nữa, cho lương toàn hương sắc. Hay đâu tạo hóa thường ghét chư toàn nên ai được chỗ này lại hỏng chỗ kia! Theo tục truyền thì Xuân Hương có nước da ngăm ngăm, má điểm đây đó vài nụ rỗ hoa. Tính nàng ngay thẳng, gặp ai ăn ý thì nói năng duyên dáng mặn mà, nhưng lại không thể không diễu cợt đôi khi sỗ sàng đối với những anh hay chữ lỏng mà vênh vang tự đắc.
Thiên tư dĩnh ngộ, học một hiểu mười, nên được thầy yêu bạn nể, nàng lại rộng xem những sách sử ông đồ Nghệ để lại nên mới 13, 14 tuổi đầu mà vốn học uẩn súc ít ai bì kịp. Điều làm cho người ta kính dị là nàng xuất khẩu thành chương, khó có người dám cùng nàng xướng họa.
Một buổi trưa nóng bức nàng ngồi chơi ở hàng hiên trường học, ngọn gió hiu hiu làm cho thiêm thiếp ngủ quên, khăn áo có hơi xốc xếch. Ba bốn cậu học sinh xúm lại, chỉ trỏ cười đùa làm nàng chợt tỉnh. Thế là không chút thẹn thò, cũng không hờn dỗi, nàng đọc ngay tám câu chỉnh chện luật Đường:
Trưa hè, hây hẩy gió nồm đông
Thiếu nữ nằm chơi, giải giấc nồng
Lược trúc biếng cài trên mái tóc
Yếm đào trễ xuống dưới nương long
Đôi gò bồng đảo sương còn ngậm
Một lạch Đào nguyên suối chửa thông
Quân tử dùng dằng đi chẳng dứt
Đi thì cũng dở, ở không xong…
Mà ở không xong thật, vì Xuân Hương thừa biết mây anh này chỉ hay quấy phá chứ không có tài họa thơ. Có tài họa thơ là mấy anh học giỏi nói năng hoạt bát, thường tụ hội với Xuân Hương để bàn luận văn chương ở sân trường, những khi thầy nghỉ trưa hay đi vắng.
Họ thường kháo nhau các chuyện thời sự ở đó đây để gợi hứng cùng nhau ngâm vịnh, và đều đồng ý là dùng tiếng nôm trước hết để đỡ mệt óc sau những giờ nghiền chữ Hán, và để nuôi cái cao vọng phát huy những trạng từ linh động để tỏ rằng tiếng ta hay hơn chữ tàu.
Vế quan điểm này, một anh phát biểu:
– Nhất định hay hơn. Không phải “dù trong dù đục, ao nhà vẫn hơn” mà ao nhà nhất định là trong. Tôi thử đọc anh em nghe bài thơ vịnh cảnh tát nước mà chị Hương làm hôm nọ:
Đang khi nắng cực chửa mưa tè
Rủ chị em ra tát nước khe
Lẽo đẽo chiếc gầu ba góc chụm
Lênh đênh một ruộng bốn bờ be
Xì xòm đáy nước đầu nghiêng ngửa
Nhấp nhổm bên ghềnh đít vắt ve
Ham việc làm ăn quên cả nhọc
Dạng hang một lúc đã đầy phè…
Không nói đến nhưng ẩn ý nằm trong các chữ nắng cực, tè, khe, ba góc, dạng hang, đầy phè thử hỏi có chữ Hán nào dịch nổilẽo đẽo, lênh đênh, xì xòm, nhấp nhổm, nghiêng ngửa, vắt ve không nào?
Được anh em tán đồng, Xuân Hương cao hứng nói:
– Các anh quá khen đấy chứ, mấy câu tục tằn ấy có đáng gì!
– Đố tục mà giảng thanh mới thú chứ!
– Em chỉ muốn nói rằng nếu ta định dùng nôm thay chữ, thì ta phải học hỏi lẫn nhau để dùng tiếng nôm cho đúng cách. Em đọc thử câu này để phiền các anh họa cho:
Lượng cả xin anh chớ hẹp hòi
Không nói anh cũng rõlà trong câu họa cấm dùng chữ hẹp trước vần hòi đấy nhé!
Thì làm gì có tiếng nào khác đi với hòi?
Một anh bèn gỡ bí bàng cách nói lái:
Xích lại gần đây tớ thẩm hòi!Và thách Xuân Hương hạ được trót lọt một cău vần uông.
Lại không có chữ nào đi với uông cho có nghĩa.
Xuân Hương tìm ra lối thoát:
Một đàn thằng ngọng đứng xem chuông
Nó bảo nhau rằng ấy ái uông!
Kể ra xuôi đấy, nhưng có người chê: đứng trước cái chuông mà không nói được câu gì hay ho hơn làđấy cái chuông, thì ra đã ngọng còn thêm đần độn… Một hôm, trong buổi họp, có anh nhắc lại câu chuyện thầy vừa mới kể. Khi cụ trạng Mạc Đĩnh Chi sang sứ Trung Hoa, vua Tàu thử tài, cho thị vệ cầm chiếc quạt giơ lên và đánh một tiếng trống, tức là ra đầu đề vịnh cái quạt. Cụ trạng viết:chảy vàng nung đá, trời đất như lò lửa, ngươi vào lúc ấy đắc dụng như Y, Chu; Gió bắc lạnh lùng, mưa tuyết đầy đường, người vào lúc ấy, chết đói như Di, Tề – Thêm câu trong luận ngữ:ai dùng thì làm, không thì để đó, chỉ ngươi với ta có như thế ư?