Phương pháp tân dưỡng sinh

Phương pháp tân dưỡng sinh

Giới Thiệu Phương pháp tân dưỡng sinh

Cuốn sách “Phương pháp tân dưỡng sinh” đã tái bản 8 lần và trong thời gian dài vẫn giữ nguyên nội dung lần dịch ban đầu. Nhưng đến nay, với sự phát triển vượt bậc ở nhiều lãnh vực và trình độ hiểu biết gia tăng đáng kể, đặc biệt ngôn ngữ trở nên trong sáng hơn, bản dịch cũng cần chuyển đổi cho phù hợp. Vả lại, tác phẩm tiếng Pháp “Le Zen Macrobiotique” là phần chuyển dịch từ bản tiếng Anh “Zen Macrobiotics” in năm 1959 và dựa vào bản tiếng Nhật “Shin Shokuyò Ryòho” (Tân Thực Dưỡngng Liệu Pháp) xuất bản năm 1937.

Do đó, trong sách có nhiều điều sẽ bị xem là “lạc hậu” nếu không biết thời điểm sáng tác. Hơn nữa, đây là sách viết cho người Nhật Bản và Âu Mỹ sống ở vùng ôn đới có khí hậu lạnh hơn Việt Nam ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, vì vậy, món ăn thức uống (và cả chế độ ăn uống hằng ngày) có phần khác lạ với người nước ta.

Nếu không thêm lời chú thích thì người đọc, nhất là những người mới bước vào Thực Dưỡng, có thể áp dụng sai lầm. Thí dụ có người cố tìm cho được những thực phẩm ghi trong sách như kiều mạch (gạo mì đen), yến mạch, táo tây (quả bôm) và những món ăn thức uống ngoại nhập khác. Việc này không đúng với nguyên tắc “thân thổ bất nhị” (cơ thể con người và môi trường sống không tách rời nhau), nghĩa là người sống ở nơi (nước) nào thì dùng thức ăn tại nơi (nước) đó là tốt nhất. (Cũng cần biết Ông Bà Giáo Sư Ohsawa khi qua giảng dạy cho Nhóm Gạo Lứt Việt Nam năm 1965 đã tỏ ra thích thú trước sự phong phú của vật thực nước ta và khen ngợi những món ăn thức uống do Ông Bà Ngô Thành Nhân tổ chức sản xuất. Giáo sư tuyên bố “Việt Nam là quê hương của Phương Pháp Thực Dưỡng” – Muốn biết thêm điều này, xin xem sách “Chơi Giữa Vô Thường”, bản dịch của Anh Minh Ngô Thành Nhân & Ngô Anh Tuyết).

Ngoài ra, do bản dịch trước đây không có dẫn giải, nên phần đông người đọc đã chăm chú vào cách ăn số 7 (100% gạo lứt muối mè), mà không để ý đến những món ăn phụ đi kèm trong phần trị bệnh, từ đó sinh ra tư tưởng bám chặt cách ăn này; hoặc nghĩ rằng Dương là tốt và Âm là xấu, mà không biết cả hai luôn tồn tại bên nhau và đều cần thiết cho sự sống.

Thật ra, nếu chịu khó xem thật kỹ bản dịch trước đây, cả phần lý thuyết về Nguyên Lý Vô Song, quân bình Âm Dương lẫn phần thực hành trong dưỡng sinh (giữ gìn sức khỏe) và trị bệnh, đồng thời suy ngẫm tận tường, người đọc sẽ tránh được những lầm lẫn đáng tiếc.

Trong tập sách này, Giáo Sư Ohsawa có nhắc đến Thiền Phật giáo (Zen), vì vào thời gian đó đang bắt đầu rộ phát phong trào tập Thiền ở Âu Mỹ, nhưng hầu hết người dạy chỉ chú trọng về phần tâm linh, mà không đề cập đến phần căn bản là ăn uống đúng đắn “để thân này được sống lâu và được bảo dưỡng, để thân này khỏi bị thương tổn, để hỗ trợ phạm hạnh” như Đức Phật đã dạy bảo. [Đó cũng là một trong những lý do nhan đề của nguyên tác có chữ “Zen”. Tiếng Nhật “Zen” viết chữ Hán có nhiều nghĩa: thiền (thiền định), thiện (tốt lành), thiện (thức ăn)].

Để có thể hiểu rõ lý thuyết và thực hành được như ý, các bạn có thể xem thêm sách ‘Phòng & Trị Bệnh theo Phương Pháp Thực Dưỡng Ohsaiva” của Ông Anh Minh Ngô Thành Nhân, đây là một hình thức diễn giải quyển “Phương Pháp Tàn Dưỡng Sinh” dựa vào kinh nghiệm thực tế của bản thân, gia đình, bè bạn và quá trình giúp cho nhiều người thoát được bệnh khổ.

Đáng chú ý là những điều Giáo Sư Ohsawa nói đến trong tập sách “Phương Pháp Tân Dưỡng Sinh” vào nửa đầu thế kỷ 20 đã trở thành sự thật với cơn bùng phát bệnh tật trên toàn thế giới, đồng thời mở ra một đường hướng mới cho nhân loại quay về thiên nhiên, tìm lại quê nhà, cõi Cực lạc, chốn Thiên đường đã có.

5/5 - (1 bình chọn)

Đọc Online Phương pháp tân dưỡng sinh

Đọc Onine

Download Ebook Phương pháp tân dưỡng sinh

Download PDF

Exit mobile version