Nước Mắt Một Thời

Nước Mắt Một Thời

Giới Thiệu Nước Mắt Một Thời

Không thể ngờ được, vâng, hoàn toàn không thể ngờ được, người ni sư già nua, khuôn mặt hốc hác như xác ướp Ai Cập đang thoi thóp thở ôxy trên chiếc giường trải nệm trắng muốt kia, lại là Én của tôi. Cũng không ngờ khuôn ngực lép kẹp mỏng dính như lá lúa ấy lại chính là bộ ngực thanh xuân căng cứng sau làn áo rách mà ngày ấy tôi vô tình bắt gặp cứ gây xôn xao trong tôi mấy chục năm trời. Ngày ấy nhà Én nghèo lắm. Manh áo rách chẳng sao che đủ tấm thân con gái đang ở tuổi dậy thì .
Mấy hôm trước tôi ở trong thành phố Hồ Chí Minh. Một buổi trưa có một người đàn ông khoảng 30 tuổi, dáng vẻ quê mùa, ngồi sau người lái xe ôm, lần theo địa chỉ ghi trên tấm giấy anh ta cứ giữ kè kè trên tay, tìm được đến nhà tôi. Tôi không thể nhận ra được người này là ai, mãi đến khi cậu ta tự xưng là người của chùa Báo Thiên nơi ni sư Diệu Hằng đang tu hành, tôi mới phần nào đoán ra câu chuyện.
Anh thanh niên buồn buồn nói với tôi sau khi ngồi xuống ghế:
– Cháu là Tuệ, từ chùa Báo Thiên vào đây. Bác nhớ ra chưa.
Tôi ầm ờ cho qua chuyện, chứ thực lòng, tôi không muốn nhắc đến chuyện ấy. Bốn mươi lăm năm, gần hết một đời người rồi, cái gì đã qua cho nó qua luôn, còn nhắc lại làm gì. Nhưng anh thanh niên này không để cho tôi quên. Anh ta nhìn tôi như thôi miên rồi rơm rớm nước mắt:
– Bác ơi, sư cô Diệu Hằng sắp mất rồi!
Buộc lòng tôi phải hỏi lại:
– Sư bị bệnh gì .
– Thưa, bị ung thư giai đoạn cuối. Đang nằm ở bệnh viện tỉnh. Kể ra cháu cũng chẳng vào đây tìm bác làm gì, nếu như nhà sư không rất mong được gặp bác vào những giây phút cuối đời này. Bà bắt cháu phải vào đón và mua vé cho bác bay ra ngay.
· Sao anh biết địa chỉ của tôi.
· Cháu hỏi nhà báo Hải Minh ạ…
· À, mà này, tôi hỏi thật nhá. Sư cô liên quan gì đến tôi.
Anh thanh niên nhìn tôi ngượng nghịu trả lời:
· Có chứ! Nếu không, cháu nghĩ lần ấy bác chả cần phải đến chùa Báo Thiên làm gì.
Tôi hơi giật mình, tưởng anh chàng này không còn nhớ gì đến chuyện cũ nữa, vậy mà ai ngờ. Đến nước này, tôi đành phải hỏi thật:
· Vậy hôm ấy sư cô có nhận ra tôi không.
· Cháu nghĩ là có, nhưng vì lần ấy, nghe sư cô nói lại thấy bác có vẻ còn giận lắm nên bà không muốn liên hệ tiếp nữa. Chỉ đến lần này thấy không còn cơ hội nào khác bà mới bảo cháu vào đây. Nghĩa tử là nghĩa tận. Cháu nghĩ bác không nên từ chối.
Tôi vội vã cùng Tuệ ra sân bay Tân Sơn Nhất mua vé bay ra Hà Nội ngay buổi trưa hôm đó.
Ba năm trước, một hôm đang ngồi làm việc ở toà soạn một tờ báo mà tôi ký hợp đồng làm việc ngắn hạn, tại Thành phố Hồ Chí Minh thì nhận được điện thoại của Hải Minh, bạn thân của tôi, một đạo diễn phim tài liệu truyền hình nổi tiếng từ Hà Nội gọi vào bảo tôi bay ra gấp vì có một việc rất cần. Thế là tôi thu xếp đi ngay. Ra đến nơi mới được biết Hải Minh đang cần tôi viết gấp cho anh một kịch bản về 12 nhà sư nữ hiện đang tu hành ở 12 ngôi chùa, đều có chung một quá khứ là thanh niên xung phong phục vụ chiến đấu trên tuyến đường Trường Sơn những năm kháng chiến chống Mỹ. Khi hết chiến tranh, tuổi xuân qua đi, các chị không có cơ hội lập gia đình nên đã rủ nhau vào chùa xuống tóc quy y nương nhờ cửa phật. Trong số này, Hải Minh đặc biệt lưu ý tôi một ni sư pháp danh là Diệu Hằng, vừa là cựu thanh niên xung phong, vừa là thương binh, thương tích 2 trên 4, mất hẳn con mắt trái và nhiều vết thương phần mềm khác, hiện có hàng chục viên bi đang còn găm trong đầu. Theo Hải Minh, hiện nay điều khó khăn nhất cho các nhà báo nhà văn là Diệu Hằng kiên quyết không chịu hé lộ về nhân thân của mình. Ni cô có kể thì cũng chỉ kể về những thành tích chung của đơn vị mà ngày đó bà tham gia. Vì thế người ta mới chỉ biết quê quán của bà là tỉnh Hải Dương, còn xã nào, huyện nào thì cũng chẳng ai biết được.
2.5/5 - (2 bình chọn)

Đọc Online Nước Mắt Một Thời

Đọc Onine

Download Ebook Nước Mắt Một Thời

Download PDF

Download Epub

Download Mobi

Download AZW3

Exit mobile version