Giai Thoại Văn Học Việt Nam

Giai Thoại Văn Học Việt Nam

Giới Thiệu Giai Thoại Văn Học Việt Nam

Một lần, có người con rể của chúa (quận mã) ra trận thấy giặc đã bỏ chạy. Theo luật pháp đương thời thì phải khép vào tội chết. Ông phụ trách việc xét xử và định tội viên quân mã đúng luật. Chúa gợi ý cho ông giảm án. Nhưng ông đã viện lí rằng, đối với kẻ trên phải xử nghiêm minh để làm gương cho kẻ dưới, có thế mới giữ vững được cơ đồ nên chúa cũng không dám quyết.
Quận chúa – vợ quận mã bèn đem vàng bạc đến nhờ bà vợ ba của ông Giai nói giúp, vì bà này rất được ông yêu quý. Song bà Ba đã từ chối và phân trần với quận chúa:
– Tướng công là người thanh liêm, xưa nay vốn rất ghét của đút lót. Vả lại, đây là việc hệ trọng trong triều, tôi đâu dám can dự. Nhưng quận chúa cứ nằn nì mãi, khiến bà Ba động lòng, nghĩ bụng cũng là đàn bà với nhau cả, không nỡ để quận chúa chịu cảnh góa bụa, bèn nói: – Thế thì sáng mai, sau khi tướng công vào triều, quận chúa hãy cho mang đến đây một mâm xôi nếp cái, một con lợn nhỏ luộc chín, một con dao sắc và các thứ gia vị, rồi tôi nói giúp. (Chuyện kể, từ thuở thiếu thời ông vốn rất thích ăn món xôi với thịt thủ lợn luộc chấm với mắm). Quận chúa mừng rỡ, về sắm sanh đúng như lời dặn.
Sáng hôm sau, bà Ba lập cách nấu chậm bữa sáng, nên ông Giai đành phải nhịn, lên xe vào triều cho kịp buổi chầu. Đến trưa, tan chầu về nhà, bụng đang đói, lại thấy mâm xôi, thịt hợp khẩu vị bày sẵn trên bàn, ông Giai tưởng người nhà cất phần cho mình, bèn ngồi chén một mạch ngon lành.
Xong bữa, ông hỏi sao lại có nhiều xôi, thịt như vậy. Bấy giờ bà Ba mới thú thật là của quận chúa. Ông giận lắm, tự trách mình có lỗi chỉ vì một miếng ăn mà không giữ đúng phép nước. Ông thầm nghĩ hay viên quận mã số chưa hết cũng nên, bèn sai đánh xe vào hầu chúa, xin tha chết cho kẻ phạm tội. Chúa mừng lắm và chuẩn y ngay.
Từ đó trở đi, ông Nguyễn Văn Giai luôn tự vấn lương tâm và quyết từ bỏ hẳn cái sở thích ăn xôi với món thịt lợn luộc chấm mắm. Hễ ngồi vào mâm mà thấy món nào lạ, là ông hỏi cặn kẽ rồi mới ăn.
Nguyễn Văn Giai lấy nhiều vợ và sinh được gần chục đứa con. Trong số đó, có người con thứ ba là Hùng Lĩnh Hầu ỷ thế làm nhiều điều xằng bậy, gây nhiều tai họa, oan khuất cho bà con anh em. Khi nghe tin, ông đã cấp tốc từ Thăng Long về quê và cho lập phiên tòa xét xử. Truyền thuyết dân gian kể rằng: Thấy tội trạng của đứa con đã rành rành, chiếu luật phải lĩnh án tử, ông liền tán thành, lại cho dân sở tại mở hội vui hát ba ngày, để chứng tỏ bản án là công bằng, đúng đắn và luật pháp triều đình không vì con quan đại thần ngự sử mà nương nhẹ. Khi tâu lên, vua chúa biết tính ông không thể can ngăn, nên phải chuẩn y bản án.
2. Có chí lập thân từ bé
Theo địa chí huyện Thiên Lộc, từ bé Nguyễn Văn Giai rất hứng thú việc học tập và bộc lộ khá rõ một tư chất thông minh. Lên 5 tuổi ông đã biết chữ, 9 tuổi biết làm văn, từng có bài phú: Con trâu trên nghiên mực. Dòng họ ông các đời trước đều thuộc loại khá giả, nhiều người đỗ đạt đại khoa. Nhưng đến đời cụ thân sinh ông Giai là Nguyễn Văn Củng, thì chỉ là khoá sinh và gia thế lâm vào cảnh nghèo túng. Vì vậy, ở tuổi thiếu niên, Nguyễn Văn Giai đã phải tự lao động cày ruộng, bắt cá, làm thuê để giúp đỡ gia đình và kiếm tiền ăn học. Ông có sức vóc hơn người, ăn rất khoẻ và làm lụng thì ít người bì kịp.
Giai thoại cho biết Nguyễn Văn Giai có thân hình đẹp, to cao, tiếng nói như chuông đồng, tính tình rất ngay thẳng, hay bênh vực kẻ yếu, đả kích lũ cường hào, nên bị bọn chức sắc ghét bỏ, đuổi khỏi làng. Ông ra Thanh Hóa, đến vùng Đan Nê, huyện Yên Định làm thuê, trọ trong gia đình họ Lê ở gần núi. Năm ấy vào dịp tháng 3, làng tổ chức lễ cúng thần Đồng Cổ, là vị thần Trống Đồng rất linh thiêng, có công giúp vua Hùng Vương và các vua thời Lý – Trần đánh thắng kẻ xâm lược. Hôm đó, xảy ra việc một số mâm cỗ bị mất. Người làng dò xét thấy trong nhà Nguyễn Văn Giai trọ có mâm xôi gà đang ăn dở. Hỏi thì chủ nhà bảo không biết. Lúc đó thần Đồng Cổ hiện vào ông hương trưởng và phán bảo mọi người rằng:
– Ông khách trọ là bạn của ta từ xa tới, phải tiếp đãi cho tử tế, ngày sau ông ấy sẽ giúp đỡ cho !
Người làng nghe theo lời thần, bèn rước ông về ở nơi tử tế, hậu đãi cơm ăn áo mặc. Nhờ thế, ông Giai có điều kiện để học. Tối tối, tiếng ông đọc sách vang cả sang bên kia sông Mã.
Ông có đức tính hễ chịu ơn ai thì đều tìm mọi cách đền trả hết sức chu đáo. Vì vậy sau này khi đỗ đạt ra làm quan, ông đã tâu vua xin trùng tu đền Đồng Cổ và tự tay soạn tấm văn bia dựng ở đền, đến nay vẫn còn. Một lần, trên đường đi làm về, trời nóng nực, Nguyễn Văn Giai bèn cởi bỏ quần áo để trên bờ, lội xuống ao làng nọ tắm Nào ngờ, áo quần bị kẻ trộm cuỗm mất, nêm tắm xong ông cứ ngâm mình dưới nước, chưa biết tính kế sao.

Đọc Online Giai Thoại Văn Học Việt Nam

Đọc Onine

Download Ebook Giai Thoại Văn Học Việt Nam

Download PDF

Download Epub

Download Mobi

Download AZW3

Exit mobile version