Biển Khát

Biển Khát

Giới Thiệu Biển Khát

Giảng đường đại học.
Nơi ấy là một thiên đường mà ngay cả trong mơ Cẩm Chi cũng thầm ao ước. Tử nhỏ Cẩm Chi đã sống giữa cảnh trời nước bao la ở cửa biển Mỹ Thạnh. ở đây người dân bản xứ phải đem sức lực ra vật lộn với biển cả để tìm sức sống bằng nghề chài lưới mà cha ông đã truyền lại từ bao đời.
Bi ết mẹ cực khổ để nuôi mình ăn học, mặc dù năm nay là năm cuối cấp, Cẩm Chi quyết phải thi đỗ vào đại học. Nhưng cô vẫn dành thời gian phụ mẹ lựa cá ngoài bãi biển để có thêm thu nhập.
Đang ngồi lựa cá với mẹ, Thu Vân – người bạn cùng lớp và cùng hoàn cảnh đến rỉ tai Cẩm Chi:
– Tối nay mình đi coi cải lương nghé!
– ở đâu?
– ở ngoài “Nhà mát”.
– Gánh hát về hả?
– Ừ!
– Đoàn nào vậy?
– Cao Văn Lầu!
– Vậy hả?
– Ừ.
– Nghe nói đoàn này có nhiều nghệ sĩ tài danh, chắc là hay lắm!
Bà Cúc nghe hai đứa nói chuyện cũng ngẩng đầu lên góp ý:
– Đoàn nào chớ đoàn Cao Văn Lầu thì không thể chê được.
– Mẹ biết đoàn hát đó hả mẹ?
Cẩm Chi nhích lại gần bà. Bà Cúc cười cười nói trong mơ màng:
– Nghệ sĩ trong đoàn thì mẹ không quen nhưng cái tên Cao Văn Lầu thì người dân nào ở cái xứ Bạc Liêu này đều quen biết.
– Nghe nói nhạc sư Cao Văn Lầu là người viết ra bài “Dạ cổ hoài lang” và là người đầu tiên sáng tác ra bản vọng cổ hả mẹ?
– Ừ!
Rồi bà hướng mắt về xa xăm như hoài niệm một dĩ vãng:
– Ngày xưa, ba con cũng rất là mê vọng cổ.
– Con thấy cây nguyệt cầm treo ở bàn thờ ba, con biết ba phải là người rất đam mê nghệ thuật cải lương rồi.
– Ph ải. Và bài “Dạ cổ hoài lang” của nhạc sư Cao Văn Lầu thật là ảo não khi diễn tả tâm trạngcủa người thiếu phụ xưa vò võ trông chồng. Nhưng người ta còn có niềm tin mà chờ đợi. Còn mẹ con mình…
Hiểu được tâm sự của mẹ, Cẩm Chi vô cùng thương cảm:
– Mẹ! Mẹ đừng buồn nữa. Dù sao ba con đã mất lâu lắm rồi. Người đi thì cũng đã đi rồi, chỉ còn chúng ta mà thôi, mẹ ạ!
– Người đi thì đã đi rồi. Chỉ còn mẹ con mình ở lại cái làng biển này chịu đựng bao cơn giông tố.
– Người dân biển chúng ta thật là khổ, phải gánh chịu bao thảm họa của thiên tai, mất mát, đau thương luôn đổ trên đầu người dân biển.
– Vì vậy mà con phải cố học Cẩm Chi à!
– Vâng! Thưa mẹ, mẹ hãy yên lòng tin ở con. Rồi con sẽ là một cô giáo, con sẽ trở về cái làng biển này đem kiến thức của mình để dạy dỗ các em.
– Con nghĩ vậy là rất tốt. Vả lại, quê mình tuy là một vùng biển nhưng cũng đâu thua kém gì các nơi khác đâu.

Đọc Online Biển Khát

Đọc Onine

Download Ebook Biển Khát

Download PDF

Download Epub

Download Mobi

Download AZW3

Exit mobile version