Giới Thiệu Xoay bóp bàn tay – chữa bệnh biết sức khỏe, vận mệnh
Người xưa nghiên cứu về tướng tay. Tuy không để lại tư liệu có hệ thống và bị hạn chế do lịch sử mà đi đường vòng, không phân rõ là y học hay bói toán, nhưng sự cố gắng của họ đã mở đường cho sự tìm tòi của người đời sau; không thể phủ nhận công lao của họ.
Hơn hai ngàn năm trước đây, tác phẩm y học cổ điển của Trung Quốc là Hoàng đế nội kinh đã cho rằng toàn thân thể và bộ phận cơ thể con người là thống nhất một cách biện chứng. Từng bộ phận cơ thể có liên quan mật thiết với tạng phủ, kinh lạc, khí huyết của toàn thân. Do có mối quan hệ ấy nên khi chẩn đoán chữa bệnh, phải xem sự biến đổi của ngũ quan, hình thể, mạch đập để biết được tình hình sức khỏe nội tạng bên trong. Dựa vào nguyên lý này thì thấy, bàn tay có thể phản ánh tình hình sức khỏe của con người. Về y học, từ vân ngón tay của đứa bé và hai lăm điều mà các nhà âm dương đã miêu tả để phân biệt được bệnh tật đã là chỗ dựa cho sự nhận thức này. Từ thời nhà Chu đã có vết tích về môn tướng tay, đến thời kỳ Xuân Thu Chiến Quốc, thuật xem tướng tay đã thịnh hành ở các nước, được nhiều người coi trọng và vận dụng rộng rãi.
Trong Hoàng đế nội kinh có rất nhiều điều nói về mối quan hệ giữa tay với tạng phủ và đã có cách nói điển hình phản ánh bệnh tật bên trong như “lòng bàn tay nóng thì phủ bên trong nóng, lòng bàn tay lạnh thì phủ bên trong lạnh”.
Sách Linh khu hình khi tạng phủ bệnh hình thiên lại ghi: “Người mắc bệnh tiểu tràng… nếu rét nhiều, chỉ từ vai trở lên nóng và kẽ giữa ngón út với ngón vô danh là nóng”. Cách nói này đã chứng minh mối quan hệ rõ rệt giữa tay và tạng phủ. Như danh y thời Chiến Quốc Biển Thước là một người giỏi xem biến đổi của khí sắc mà đoán bệnh. Nhiều nhà mệnh lý học khác lại kiêm y lý, nhiều nhà y học lại kiêm mệnh lý, kể không hết được. Đến thời Đông Hán, hệ thống lý luận y học đã định hình, người ta nhận thức về tay lại sâu sắc hơn. Nhà duy vật Vương Sung nổi tiếng, trong cuốn Luận hành cốt tướng luận đã nêu lên: “Theo cách xem đốt xương, theo lý quan sát da, để thẩm định tính mệnh con người, không ai không ứng nghiệm”. “Người nói mệnh khó biết, mệnh rất dễ biết, biết để dùng làm gì, dùng cho cơ thể”. Vương Sung là người đề xướng thuyết duy vật nổi tiếng thời Đông Hán, lần đầu tiên trên lịch sử. Ông đã có kết luận về mối liên quan giữa đốt xương và “xương cơ thể” với tính mệnh, có thể nói đó là sự khái quát tổng kết cao độ về thực tiễn trong một thời kỳ dài lúc bấy giờ.