Giới Thiệu Từ điển Pháp luật – Anh Việt
Ngay từ khi Luật Đầu tư ra đời, mở đầu giai đoạn mở của phát triển kinh tế tại Việt Nam, chúng tôi đã thấy có nhu cầu biện soạn cuốn Từ Điển Pháp Luật này. Tuy nhiên, chúng tôi muốn chờ, vừa để có thời giờ hoàn chỉnh nội dung, vừa để tham khảo đầy đủ cách dùng từ của luật lệ bằng tiếng Việt đang được ban hành.
Hiện nay chúng ta đã có nhiều văn bản Pháp luật: Luật Hình sự, Luật Hình sự Tố tụng, Luật Hôn nhân và Gia đình, Luật Đất đai, Luật Đầu tư Nước ngoài, Luật Hàng hải, Luật Doanh nghiệp Tư nhân và Luật Công ty… Pháp lệnh Hợp đồng Kinh tế, Pháp lệnh Ngân hàng, Pháp lệnh Thừa kế…, một số từ Pháp luật đã trở thành quen thuộc, việc xuất bản cuốn Từ Điển Pháp Luật này đã có môi trường thuận lợi.
Chúng tôi lựa chọn hình thức Anh Việt vì nhận thấy tiếng Anh là ngôn ngữ phổ thông trên thế giới, cả trong lãnh vực Kinh tế lẫn Pháp luật, nhất là tại vùng Đông Nam Á, là vùng mà Việt Nam đang mở rộng quan hệ ngoại giao.
Luật của Pháp mà trước đây chúng ta chịu ảnh hưởng và Luật Anh- Mỹ ngày nay có sự khác biệt về quan điểm và nội dung đáng kể : vì rằng Luật Anh- Mỹ thì Thông Pháp (Common Leo) và Luật Công bình (Equity) là chủ yếu trong khi luật của Pháp thì phải là Luật Thành văn (Statutory Lau) mới quan trọng.
Mặt khác Pháp Luật của Việt Nam bây giờ có điểm đặc thù riêng nên khi chọn từ tiếng Việt tương xứng nhiều khi chúng tôi phải tham khảo kỹ lưỡng, số từ này bao gồm từ thông dụng, từ đặc biệt cần được giải thích, từ mà Luật Việt Nam chưa thống nhất và các từ sẽ thông dụng trong tương lai. Chúng tôi có nêu thí dụ và ghi chú ở mỗi từ để tùy nghi người sử dụng lựa chọn.
Cuốn Từ Điển Pháp Luật này nhằm đáp ứng một nhu cầu cấp bách để vận dụng tiếng Anh trong sinh hoạt luật pháp và kinh tế, giúp cho việc giao lưu quốc tế được dễ dàng nên không khỏi có những thiếu sót. Chúng tôi mong mỏi các bậc thức giả, trí thức có thẩm quyền chuyên môn vui lòng đóng góp ý kiến để lần tái bản được hoàn chỉnh hơn.
Sau đây chúng tôi xin trân trọng cảm ơn Ông Phạm Mạnh Khôi, nguyên Luật sư Tòa thượng thấm Sài Gòn đã cho mượn tài liệu cần thiết cho việc biên soạn. Cám ơn Ông Tôn Thất Hiệu, Cử nhân luật, Ông Phạm Đình Ngọc tốt nghiệp Khoa Ngôn ngữ Viện đại học Cambridge, Ông Đinh Lê Dũng, Cao học Kinh tế Đại học Luật khoa Sài Gòn đã khuyến khích giúp đỡ và đóng góp nhiều ý kiến quý báu. Cám ơn Nhà xuất bản Khoa học xã hội đã tạo mọi điều kiện để sách được sớm hoàn thành và đến tay độc giả.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 5 tháng 11 năm 1991
Nguyễn Thế Kỳ
Phạm Quốc Toản
Lương Hữu Định