Giới Thiệu Trạch Vận Tân Án
Cuốn sách “Trạch Vận Tân Án” do các nhà địa lý phong thủy cận đại trước tác, thuật lại rõ ràng lý luận và phương pháp của khoa địa lý Trung Quốc, kể lại những ví dụ thành công và thất bại. Nó được người đời gọi là “Kinh Dịch sống”, là kho báu lưu lại nhân gian.
Ngoài ra để đáp ứng nhu cầu của những độc giả sơ bộ tìm hiểu khoa địa lý phong thủy, muốn lĩnh hội và nắm vững các ví dụ, trong sách còn in thêm phần kiến thức cơ sở Huyền Không học có liên quan, đó là “Huyền Không tập yếu”.
Bộ sách chứa đựng những ví dụ toàn diện, bình luận tinh tế, phân tích có lý, diễn giải dễ hiểu, thích hợp cho các chuyên gia, học giả và đông đảo những người thích đọc sách, là loại sách công cụ mà hết thảy những ai nghiên cứu địa lý phong thủy muốn có trong tay.
Trích lời nói đầu của cuốn sách:
Trần thế xưa nay, biết đâu là quá khứ, biết đâu là tương lai. Nếu nói về sự luận phiên thời gian trước sau, quá khứ nào cũng có chỗ trong hiện tại, tương lai nào cũng đều có quá trình hiện tại. Quá khứ vị lại đều là quá khứ. Vị lai trong chớp mắt đã thành hiện tại, vị lai chẳng phải vị lai. Hiện tại trong chớp mắt đã thành quá khứ, hiện tại chẳng phải hiện tại, cả hiện tại lẫn vị lai đều là quá khứ. Hiện tại chẳng đứng yên, hiện tại chỉ là sát-na tạm dừng trong quá trình luân chuyển, khi quá khứ chưa dứt hẳn, quá khứ hiện tại đều là vi lai.
Hiểu được thời gian chuyển hóa liên tục thì sau đó có thể nghiên cứu Thiên diên học Đông phương. Thiên diên học Đông phương có thể nó là một trong những môn học về quốc tuý Trung Hoa, ngày càng mới mẻ, như một thứ kinh Dịch sống. Mọi việc tử – sinh, thường – biến tuy thiên biến vạn hoá, song vẫn có trình tự nhất định và có quỹ đạo để theo. Bất luận theo chiều dọc đến ngàn năm, theo chiều ngang suốt sáu châu, con người hiền hay ngu, sự giải thành phương thức khoa học phổ biến cho mọi người cùng biết để giải thành phương thức khoa học phổ biến cho mọi người cùng biết để đón nhận thuận lợi, mở mang bách nghiệp, diệt trừ đau khổ.
Ứng dụng của nó thật vô cùng, những điều cốt yếu quá ư đơn giản, số của nó có chín, sắc của nó có bảy, hành động của nó phân ra thuận nghịch, thực hiện theo nó có thể đoạt quyền sinh sát. Phần lớn không cần nói mà vẫn tin, không ra lệnh vẫn làm, không giận dữ vẫn có thần uy.
Toàn bộ kinh dịch sống này có được là nhờ sự giác ngộ, không phải nhờ chữ nghĩa. Khi đã giác ngộ, sẽ hiểu được sự huyền bí của nó, từ đó có thể biết hất thảy đều có hình, có tướng, có thể nghe, thấy, ngửi, nếm, động chạm. Ngay cả những thứ tưởng là không thực, như trong chân không, chẳng thấy hình, chẳng thấy sắc, song vẫn có thực tướng dở mọi lúc mọi nơi, thi hành quyền sinh sát của nó một cách độc lập. Đầy rồi vơi, thái độ rồi bĩ, tuyệt rồi sinh, bác rồi phục, cứ thế tuần hoàn, thay thế lẫn nhau.
Người mê tín cho đó thuộc quyền tối cao của tạo hoá, bậc thức giả biết đó là lực chuyển biến của chính mình. Kẻ cố chấp luôn gặp nguy hiểm, người giỏi ứng biến theo chữ “thời” thì không gì không có lợi. Muốn giải quyết những mâu thuẫn và bổ khuyết mọi thiếu sót xưa nay trên đời, không thể dùng khoa học Tây phương, mà phải trở về với khoa Thiên diễn học Đông phương, bởi khoa này luôn luôn mới mẻ, đã xác định rõ con đường tiến tới từ nay về sau, giải trừ mọi nguy tai của hiện tại, vị lai, nhằm huớng tới vận may cho cả thế gian. Trên tinh thần đó, cuốn “Trạch vận tân án”, diễn dịch và khái quát căn nguyên mọi biến hoá cõi trần gian.