Giới Thiệu Thuyết Thực Chứng – Sao Biển
Thuyết Thực Chứng là đặc điểm của tinh thần cận đại, và đặc biệt hơn của tư tưởng triết học của thế kỷ XIX.
Một cách tổng quát tổng quát, người ta khám phá hai đặc điểm khác biệt nhau :
Đặc điểm thứ nhất :
người ta nhận thấy đó là một luồng tư tưởng rất khác biệt với triết học phê bình (Descartes và Kant). Luồng tư tưởng này thực tế và khách quan hơn, chỉ nhằm vào giá trị của những sự kiện được khoa học nghiên cứu, nghĩa là nó chỉ nhằm vào những tri thức mà triết gia phê bình Kant đã minh chứng một cách đầy đủ; và như thế, nó được gọi là thừa kế của triết học Kant. Nhưng nếu sử dụng những tư tưởng duy tâm và phê bình dưới danh xưng siêu hình học, thuyết Thực Chứng là phản siêu hình học (Antimétaphisique).
b. Đặc điểm thứ hai :
người ta khám phá ra là luồng tư tưởng mới đã dành một địa vị rất quan trọng cho xã hội học, coi như đó là phương thức duy nhat để nghiên cứu về con người trong những đặc tính và đặc quyền của nó; và cũng coi đó như là một phương thức đem lại phương thuốc chữa trị các chứng bệnh của thời cách mạng Pháp. Trong phần này, chúng ta tìm hiểu về một triết gia :
Auguste Comte vì nơi ông thể hiện tất cả luồng tư tưởng thực chứng (Pensée positiviste).
Auguste Comte
Tiểu sử :
A.Comte sinh 1789, tại Montpellier, Pháp. Cha mạ công giáo; nhưng ông đã đánh mất niềm tin lúc 14 tuổi, khi còn là học sinh trung học, là một học sinh xuất sắc về môn toán học; sau đó ông được nhận vào trường bách khoa ở Paris. Nơi đó ông bổ túc kiến thức qua các tác phẩm triết học, đặc biệt của Hume, Condorcet…
Từ năm 1818 đến 1824, ông là thư ký của Saint-Simon, là nhà cải cách xã hội lừng danh, ông bị ảnh hưởng nặng của thày, và đón nhận những tư tưởng lớn của thày. Người ta điểm qua ba ý tưởng chính :
– Saint-Simon phân biệt một cách rõ ràng thần quyền dành cho các nhà thông thái, với thế quyền do các kỹ nghệ gia nắm giữ.
-Ông có tham vọng cải tổ công giáo bằng việc triển khai luật điều bắc ái huynh đệ, khởi điểm cho tinh thần vị tha phổ quát.
-Trong xã hội mới mà ông tìm cách tổ chức, ông đề cao qui luật công bình :“mỗi người theo khả năng, mỗi khả năng theo công việc”.
Trường phái Saint-Simon muốn tức khắc thực hiện cải cách xã hội. Comte ngược lại, xác tín rằng, để thành công, cần phải có sự đồng tâm nhất trí, như thấy ở thời trung cổ. Cho nên để tổ chức lại xã hội, cần phải cải tao não trạng, nghĩa là đem đến cho não trạng những cài nhìn mới về tình trạng phát triển của nhân loại. Chính vì thế mà Comte dứt khoát với Saint-Simon lúc ông vừa 26 tuổi, để hành động theo danh nghĩa của mình.
Tuy nhiên, sau khi đọc tác phẩm của Condorcet, nhan đề :Phác họa về những thiến bộ của nhân loại, ông nhận thấy rằng không thể nào trở lại hoàn toàn với Trung cổ; tiến bộ của nhân loại đòi hỏi khoa học hiện đại phải thay thế cho tín điều Kitô Giáo; thế là từ đó, ông quyết định ây dựng một nền triết học mới, có khả năng liên kết tất cả các tư tưởng thay thế cho các tín ngưỡng cổ truyền.
Comte chết ngày 05/09/1857
Triết học của Comte
Qua các tác phẩm của Comte, người ta có thể thấy được những điểm chính yếu sau đây : ông bàn về những tiến bộ của nhân loại và coi đó như là hướng chỉ đạo cho công trình nghiên cứu của mình (Théorie directrice); ông cũng đề cập đến đặc tính thực chứng của triết học và quan niệm về xã hội học. Chúng ta có ba điểm chính để tìm hiểu về tư tưởng của A. Comte.