Thương Hàn luận

Thương Hàn luận

Giới Thiệu Thương Hàn luận

Đời Hán, Trương Trọng Cảnh nguyên viết Thương hàn tạp bệnh luận 16 quyển, đời sau chia ra 10 quyển trên là bộ phận Thương hàn, gọi là.Thương hàn luận, 6 quyển dưới là bộ phận tạp bệnh, gọi là Kim Quỹ phương luận, còn gọi là Kim quỹ yếu lược, Kim quỹ Ngọc hàm kinh.

Thương hàn là sách trị liệu nhiều loại bệnh truyền nhiễm cấp tính, nhưng có tính cách thông luận về các chứng trạng và phép trị bệnh truyền nhiễm, không phải là chuyên luận cho nên có ý nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Nghĩa hẹp là cảm phải khí hậu hàn lãnh đưa đến tật bệnh, nghĩa rộng tức là bao quát các chứng Phong, Ôn, Thử, Thấp bốn mùa.

Nội kinh nói: “Các bệnh đều thuộc loại Thương hàn”. Nạn kinh nói: “Thương hàn có 5: có trúng phong, có Thương hàn, có thấp ôn, có Nhiệt bệnh, có Ôn bệnh”. Trương Tử Hòa nói “ôn bệnh ở mùa Xuân, Nhiệt bệnh ở mùa hạ, Ngược bệnh ở mùa thu, Hàn khí và khái thấu ở mùa Đông, gọi chung là Thương hàn”. Thương hàn luận tự tự cũng nói: “Từ Kiến an đến giờ, chưa đầy 10 năm, chết mất tới hai phần ba, mà người bị về Thương hàn có tới bảy phần mười.

Cứ như trên đã nói, Thương hàn luận không phải nói theo nghĩa hẹp.

Thương hàn luận 397 phép, 113 phương, tùy theo sự biến hóa của bệnh chứng, vận dụng linh hoạt, mỗi mỗi đều có pháp độ nhất định, như Thương hàn luận đã bảo”biết phạm vào nghịch nào, tùy chứng trị đi“. Đó cũng là phép tắc cơ bản luận chứng trị bệnh của y học cổ truyền, mà cũng là nguyên tắc tính của các bậc tiền y tổng kết kinh nghiệm lâm sàng làm quy củ mở đường cho người sau.

Đành rằng khí hậu xưa nay chuyển biến khác nhau, thể chất con người xưa nay cũng khác nhưng nguyên tắc cơ bản biện chứng luận trị vẫn là một. Vì vậy, các danh y Trung hoa, Nhật bản cũng như hầu hết y gia của nước ta xưa nay cũng đều xem Thương hàn luận và Kim Quỹ yếu lược như là khuôn vàng thước ngọc.

Viết bộ sách này, chúng tôi chỉ làm công việc soạn dịch, không dám có ý kiến gì mới, chỉ sắp xếp lại cho tương đối ‘hoa học và phân chương tiết cho rõ ràng để tiện việc nghiên cứu cho các bạn muốn theo đuổi con đường nghiên cứu y học cổ truyền.

Nghĩ rằng, điều mong muốn của các bạn mới bước vào ngưỡng cửa của y học cổ truyền cũng là mong muốn của chúng tôi hơn 50 năm về trước nên chúng tôi mạnh dạn làm một công việc quá sức mình để mong đóng góp vào việc bảo tồn vốn quý của y học cổ truyền trong muôn một.

Chắc không khỏi có những điều sai lầm, thiếu sót, kính mong các bậc cao minh chỉ giáo.

Lương y Trương Chứng

Đọc Online Thương Hàn luận

Đọc Onine

Download Ebook Thương Hàn luận

Exit mobile version