Giới Thiệu Thể chế Pháp luật Kinh tế một số quốc gia trên thế giới
Trích Lời Nói đầu của TS. Nguyễn Văn Giàu, Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế: “Để tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, việc nghiên cứu thể chế pháp luật kinh tế các nước trên thế giới là cần thiết và bổ ích. Tuy nhiên, không có câu trả lời tuyệt đối về lựa chọn pháp luật theo hình mẫu quốc gia nào. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, hệ thống pháp luật các nước ngày càng tiệm cận với nhau hơn; bản thân pháp luật cũng có tính kế thừa, tính đặc thù xã hội và văn hóa. Do vậy, việc nghiên cứu các quy phạm pháp luật các quốc gia khác chỉ mang tính chất tham khảo, học hỏi kinh nghiệm để từ đó đưa ra lựa chọn chính sách phù hợp cho Việt Nam.
Xuất phát từ nhu cầu như vậy, Thường trực Ủy ban Kinh tế đã huy động đội ngũ chuyên gia luật học am hiểu sâu và có nhiều kinh nghiệm để thực hiện nghiên cứu thể chế pháp luật kinh tế của một số quốc gia trên thế giới trong suốt hai năm (2014-2015) và phát hành cuốn THỂ CHẾ PHÁP LUẬT KINH TẾ MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI. Sáu quốc gia đã được chọn lựa chọn nghiên cứu là: Hoa Kỳ, Úc (đại diện hệ thống thông luật Ănglô-Xắcxông); Đức (đại diện của hệ thống dân luật Châu âu lục địa); Hàn Quốc (quốc gia phát triển thành công của khu vực Châu Á); Malaysia (quốc gia phát triển ấn tượng khu vực Đông Nam Á) và Cộng hòa Liên bang Nga (quốc gia chuyển đổi).”
Sách gồm các chương sau:
Chương I: TỔNG QUAN VỀ THỂ CHẾ PHÁP LUẬT KINH TẾ
Chương II: THỂ CHẾ PHÁP LUẬT KINH TẾ HỢP CHỦNG QUỐC HOA KỲ
Chương III: THỂ CHẾ PHÁP LUẬT KINH TẾ CỘNG HÒA LIÊN BANG ĐỨC
Chương IV: THỂ CHẾ PHÁP LUẬT KINH TẾ ÚC
Chương V: PHÁP LUẬT KINH TẾ HÀN QUỐC
Chương VI: THỂ CHẾ PHÁP LUẬT KINH TẾ MALAYSIA
Chương VII: THỂ CHẾ PHÁP LUẬT KINH TẾ CỘNG HÒA LIÊN BANG NGA
Chương VIII: KẾT LUẬN