Giới Thiệu Thanh dạ văn chung – Nguyễn Duy Cần
Con ác lận ngày dà qua mất,
Bóng hoàng hôn mặt đất xủ-màn….
Cái khoản đời chật vật về những nỗi ăn, mặc đã qua…
Đây là tới cái khoản “đêm thâm canh vắng”, khoản thế sự phồn-hoa “khôn sống bống chết” đã bặt hơi im tiếng… ta bỗng nghe cái tiếng “thanh-ngân” u minh mà lãnh-lót, làm rung-động cả cái thời-gian âm-thầm lặng-lẽ… Ta bấy giờ, tâm thần trí não bị kích-động một cách rất mạnh-bạo, bất giác lại phải ngậm-ngùi thổn thức… Ta mới nhận-chân đặng cái “Có của một lẽ vô cùng” ẩn núp trong đáy lòng… nó không còn giống những cảm-giác hẹp-hòi thấp-thối của ta lúc sống trong cảnh ban ngày. “Thanh Dạ Văn Chung”, ai là người có trải qua cái tâm cảm ấy, mới rõ cái thần lực uyển chuyển của nó là thế nào!
“Sự làm ăn, để nuôi sống xác-thịt, mưu-đồ sự an-thân về phần vật chất, cùng phải biết cho nó có ngàn: và làm người, cũng phải có lúc thư-thái, cũng phải có chỗ thảnh thơi mà di-dưỡng tánh-tình, để hưởng cái thú thanh cao siêu-việt của tinh-thần…
Sự công lợi chẳng qua là một phần phụ-thuộc trong nhân-sự ở đời, không nên để cho nó vượt qua cái địa vị của nó. Nó không đặng có quyền làm mất cái “Thi-Vị” của cuộc đời, làm cho nhụt cái cảm-giác về Lý-Tưởng của ta, – đem những cái sự nghiệp thô-bỉ mà phô-trương là sự tiêu-biểu của sự phú-cường – Trong cái vòng khuôn hoạt-động của ta mà ta phải chịu để cho sự “phá-hoại-vô-cùng” với sự “chế-lao vô cùng” nó mượn những tên to tát để xâm-lấn hết cả, thì ta cũng hèn thật. Cái đó nó làm cho tắt cả lương tâm ta đi nữa… đến không biết tu-sĩ là gì nữa, đến không còn biết lòng ham-muốn Tự-Do là gì nữa”.
“Thanh-Dạ Văn-Chung” là tiếng nói trong thâm-tâm cảu một người cố vượt thoát ra khỏi cái làn không-khí nặng-nề của các quần đoàn, của các học-phái, tôn giáo, luân-lý để tìm cái lẽ thật của sự dời một cách không thiên-lệch.
Tuy nhiên, nó không phải là quy-tắc nhứt định của tư-tưởng, trái lại tác-giả nó xin các độc-giả “hãy biết cho nó chẳng qua là một cử-chỉ trong ngàn muôn cử-chỉ ở người”.