Giới Thiệu Thâm tinh huyền lý
Lại một lần khác, đi đến một ngôi chùa kia, cả ba rủ nhau vào vãn cảnh. Nhà sư thấy ba ông cùng là thư sinh, bèn đem giấy bút ra, xin ba người đề thơ làm kỷ niệm. Hai ông kia vẫy bút đề thơ nét bút như rồng bay phượng múa lời thơ hàm sức chứa chan ý vị. Thấy thế Trạng nghĩ, không lẽ mình cứ ngồi ì ra, e không tiện. Nhưng làm thơ thì biết làm thế nào. Ðánh liều, Trạng cũng viết “Thâm tinh lập lái” – tiếng lóng của lái lợn (nghĩa là “Ba quan và mười hai quan” ) những vì dốt, Trạng lại viết thành “Thâm tinh huyền lý” – ( nghĩa là “Hiểu sâu lẽ nhiệm màu” ).
Nhà sư đọc xong bốn chữ thấy nét không đẹp nhưng ý vị sâu sắc, đập tay vào đùi bôm bốp thán phục Trạng hết lời.
– Tuyệt tác ! Tuyệt tác ! “Thâm tinh huyền lý” – văn từ hàm súc mà ý nghĩa rất hợp với cảnh nhà chùa. Bần tăng lấy làm ái mộ lắm.
Nhà sư lưu ba thày ở chùa trọng đãi và ngâm không tiếc bốn chữa thần của Trạng và cũng ngâm luôn cả hai bài thơ của ông học trò cùng đi với Trạng. Trạng cúi đầu nghe và chỉ một lát thì thuộc lòng cả hai bài.