Giới Thiệu Quận gió – Truyện Cổ Tích Việt Nam
Ngày xưa vào đời vua Lê Thánh Tông ở kinh thành Thăng long có một tay đại bợm. Hắn đã định tâm lấy của ai là thế nào cũng có kết quả. Hắn từng làm cho bọn quan lại và bọn trọc phú mất ăn mất ngủ.
Đã nhiều lần các quan Phủ-doãn cho dò bắt nhưng hắn ẩn hiện như thần không tài nào tóm được. Vì hành tích của hắn nhanh như gió chỗ nào cũng vào lọt nên người ta gọi là Quận Gió.
Một hôm vào dịp gần Tết, nhà vua ăn mặc giả làm một người học trò nghèo đi dạo phía ngoài kinh thành để xem xét dân sự. Tình cờ vua đến gõ cửa nhà Quận Gió. Vua làm bộ túng bấn nói:
– Tôi ngồi dạy học ở phường Đồng-xuân, năm hết Tết đến được ít tiền về quê, chẳng may bị kẻ trộm lấy mất hết cả, nay xin cho trú chân một đêm mai lại đi.
Quận Gió thấy khách nói thế liền đáp:
– Tôi sẽ vì ông mà giúp đỡ ít nhiều để làm tiền ăn đường.
Vua thấy nhà y cột xiêu vách nát, hỏi:
– Nhà ông tôi coi bộ cũng không giàu có gì, làm sao mà giúp tôi được.
– Chả giấu gì ông tôi vốn là Quận Gió đây, nghe nói ông gặp vận đen, tôi rất thương tình, vậy để đêm nay tôi cố thu xếp cho ông một món. Nói rồi rượu mời khách uống và nói thêm:
– Tôi chỉ lấy của nhà giàu giúp người nghèo thôi, mà phải là của bất nghĩa tôi mới lấy, còn như những người làm ăn lương thiện tôi không bao giờ động đến. Bây giờ ông thử xét xem có nhà nào giàu mà gian ác bất lương cứ cho tôi biết, tôi sẽ vì ông giúp đỡ. Lấy của chúng nó không có tội vạ gì hết.
Vua nghĩ một lát nói:
– Có nhà ông Bá Vân ở phía Đông thành đấy, hắn có cửa hàng buôn bán giàu to, giàu có cự vạn.
Quận Gió đáp:
– Nhà ấy cho vay một lớp vốn năm bảy lớp lãi, lấy được. Nhưng ta cứ nuôi cho béo rồi sẽ lấy sau.
Vua lời nói:
– Tôi thấy nhà ông gì gần đây ruộng sâu trâu nái, nhà ngói tường dắc, coi chừng thế nào?
– Không được! Nhà ấy trần lực làm ăn, trời chưa sáng đã dậy ra đồng, mặt trời lặn mới về thổi cơm, cần cù như thế, không nên lấy. Thôi! Có anh quan coi kho kia hay ăn bớt của công. Hôm nay nhân thể tôi đi lấy cho.
– Thực thế à?
– Tôi đã tra xét kỹ. Hắn lấy của công mỗi ngay một ít, đưa về quê tậu vườn tậu ruộng có đến hàng trăm mẫu.
Vua tò mò muốn biết xem tài nghệ của Quận Gió bèn đi theo, Quận Gió trước ngần ngại nhưng sau cũng bằng lòng, và bảo:
– Trước khi lấy, tôi sẽ cho ông thấy đủ tang chứng là của phi nghĩa, nhưng ông phải giữ cho thật im lặng mới được.
Đoạn bảo thầy đồ giả nai nịt gọn ghẽ rồi cả hai cùng ra đi trong đêm khuya. Đến nhà viên coi kho, Quận Gió bảo vua đứng chờ ở bụi, rồi cắt giậu tìm cách mở cửa vào nhà. Sau đó, chàng dắt vua vào buồng mở hòm lấy ra năm nén bạc đưa cho vua xem và nói: – “Đây là bạc hắn mới trộm của kho về để riêng chưa dùng đến. Thôi ông cầm lấy về quê ngày đi mà ăn Tết, đừng có la cà đâu để chúng bắt được. Tôi sẽ tìm cách làm cho hắn không biết là đêm nay có trộm”.
Vua nhìn thấy trên mỗi nén bạc có mấy chữ “ngự khố bạch kim”, tin lời Quận Gió là đúng và thầm khen hắn có tài. Vua đi luôn về cung, giấu bạc dưới chân thành. Sáng hôm sau là ngày nguyên đán, trăm quan vào chầu chúc vua muôn tuổi. Vua cho gọi chủ kho đến hỏi: – Nhà ngươi đêm qua mất trộm phải không?
Thấy hắn không đáp, vua lập tức sai viên Trung sứ đến dưới chân thành lấy năm nén bạc về. Vua đưa cho hắn xem, hắn cứng lưỡi không trả lời được, đành cúi đầu nhận tội.
Quận Gió sau đó được vua vời vào cung ban cho hiệu là ăn trộm quân tử” và ban thưởng rất hậu
Truyện cổ tích Việt Nam là những truyện truyền miệng dân gian kể lại những câu chuyện tưởng tượng xoay quanh một số nhân vật quen thuộc như nhân vật thông minh,ngốc nghếch, nhân vật dũng sĩ, người mồ côi, người em út, người con riêng, người nghèo khổ, người quái hình dị dạng và cả những câu chuyện kể về các con vật nói năng và hoạt động bình thường như con người.nó còn là chuyện từ ngày xưa chưa biết là có thật hay không.Truyện cổ tính thường mang yếu tố hoang đường, kì ảo, thể hiện ươc mơ của nhân ta về chiến thắng cuối cùng của cái thiện và cái ác, sự công bằng và bất công.