Giới Thiệu Phật Giáo
Nho giáo, Đạo giáo và Phật giáo là ba cái nguồn gốc văn hóa của dân tộc Việt Nam ta từ xưa. Nho giáo dạy ta biết cách xử kỷ tiếp vật, khiến ta biết đường ăn ở cho phải đạo làm người. Đạo giáo lấy đạo làm chủ tể cả vũ trụ và dạy ta nên lấy thanh tĩnh vô vi nơi yên lặng. Phật giáo dạy ta biết cuộc đời là khổ não, đưa ta đi vào con đường giải thoát, ra ngoài cuộc ảo hoá điên đảo mà vào chỗ Niết-bàn yên vui.
Ba học thuyết ấy thành ra ba tôn giáo, người ta thường gọi là Tam giáo, đều có ảnh hưởng rất sâu về đường tin tưởng và sự hành vi trong cuộc sinh hoạt của ta ngày xưa. Đến nay cuộc đời thay đổi, người ta ưa chuộng về vật chất, coi rẻ nhữn điều đạo lý nhân nghĩa. Đó cũng là sự dời đổi biến hoá trong cuộc đời.
Các bậc thánh hiền đời trước, biết rõ những điều ấy, muốn tìm ra một con đường mà đi trong đám tối tăm mờ mịt, nên mới lập ra học thuyết nọ, tôn giáo kia để đưa người ta đi cho khỏi mắc phải chông gai nguy hiểm. Nho giáo, Đạo giáo và Phật giáo đều có một quan niệm như thế cả. Song mỗi học thuyết đều có một tôn chỉ và một phương pháp riêng để học đạo tu thân, cho nên các luận lý, cách lập giáo và sự hành đạo có nhiều chỗ khác nhau.
Mục Lục:
Lời mở đầu
Phật-Giáo đối với cuộc nhân sinh
Thuyết thập nhị nhân duyên của phật giáo
Phật giáo tiểu thừa và đại thừa
Phụ lục
I. Các tông phái trong Đại thừa và Tiểu thừa
Các tông tiểu thừa
1. Câu-Xá tông
2. Thành thật tông
3. Luật tông
Các tông Đại thừa
1. Pháp Tướng tông
Tam Luận tông
Thiên Thai tông
Hoa Nghiêm tông
Chân Ngôn tông
Thiền tông
Tịnh độ tông
II. Bát-Nhã Ba-La-Mật-Đa Tâm kinh
III. Nghĩa tiếng kiếp trong Phật giáo.
Từ giải.