Nhớ Biên Hòa

Nhớ Biên Hòa

Giới Thiệu Nhớ Biên Hòa

Nơi đầu tiên gia đình tôi đến ở trên đất Biên Hòa là một căn nhà thuê trong khu dân cư cạnh nghĩa địa “Đất Thánh Tây” thuộc vùng Dốc Sỏi nổi tiếng “giang hồ” một thời với hoạt động gần như công khai của các tay anh chị gái ăn sương trẻ con trộm cắp…
Cha tôi kể lại rằng vào một ngày cuối năm 1955 khi ông vừa bước xuống ga xe lửa Biên Hòa còn chưa biết sẽ hỏi thăm ai để tìm một căn nhà thuê trên địa phương hoàn toàn xa lạ này thì có một bà già bước đến gần ông. Chỉ nhìn vào cách ăn mặc gương mặt và điếu thuốc rê trên môi bà già cha tôi đã biết bà là người Nam bộ rặt. Bà tò mò nhìn cha tôi rồi bước tới gần hơn ghé tai ông nói nhỏ:
– Chú ở nơi khác mới tới phải không? Chú phải coi chừng tụi nhỏ móc túi ở đây đó!
Cha tôi gật đầu khẽ đáp:
– Cảm ơn bà. Nhưng tôi chẳng có gì quý giá để mất đâu.
– Ủa! Chú người Bắc kỳ hả? Chú tới Biên Hòa làm chi vậy?
Cha tôi kể mục đích đi tìm nhà thuê. Bà già vui vẻ nói:
– Vậy là chú gặp hên rồi. Nhà tôi đang có một phòng trống. Chú ra ngồi chỗ đợi mua vé chờ tôi đi công chuyện chút xíu rồi tôi quay lại dẫn chú về coi nhà. Nếu thấy ưng thì chú mướn giá rẻ thôi. Còn không ưng thì tôi giới thiệu chỗ khác cho… Xóm tôi ở cách ga chừng non cây số thôi thiếu gì nhà cho mướn.
***
Năm 1955 từ Đà Nẵng tôi bị bệnh thương hàn nặng cha tôi quyết định đưa cả gia đình vào tận Sài Gòn để chữa trị cho đứa con trai duy nhất của mình. Gia đình tôi gồm năm người. Ngoài cha mẹ tôi có tôi là con trai một cô em gái và một bà chị nuôi. Chúng tôi xin trọ bên chái nhà một người quen của cha tôi trong “Thành pháo thủ” đường Lê Văn Duyệt hồi ấy. Khi bác sĩ “chê” và tôi đã lịm đi nhiều tiếng đồng hồ cha tôi không muốn làm phiền người chủ nhà tốt bụng đã nuốt nước mắt và gom tiền bạc đi đặt sẵn một cái hòm con để có mà dùng ngay khi trái tim nhỏ bé của tôi ngừng đập. Nhưng có lẽ thấy không đáng gì một sinh mạng bé bỏng như tôi nên tử thần đã tha cho mạng sống của tôi ngày ấy. Rất sớm ngày hôm sau sau này cha tôi nhớ lại là vào khoảng 2 3 giờ sáng gì đó đột nhiên tôi đã mở bừng mắt ra nhìn ông và cố lấy hơi để hỏi: “Đây là đâu?”. Cha tôi kể lại là lúc đó cả cha mẹ tôi đều bật khóc thành tiếng. Gia đình người chủ nhà trọ tốt bụng cũng cùng chia sớt niềm vui cả nhà đang ngủ đều gọi nhau thức dậy cùng gia đình tôi xúm quanh “thằng bé được tử thần tha mạng” chờ trời sáng. Chưa hẳn bình mình cha tôi đã gọi tắc xi chở tôi tới phòng mạch của người bác sĩ đang chữa trị cho con mình. Ngồi dựa trên nệm xe tôi nhìn ra đường phố Sài Gòn buổi sớm đã tấp nập xe cộ lại qua ồn ào bao tiếng động với ánh mắt ngỡ ngàng. Tôi nói với cha tôi: “Khi nào con khỏi bệnh cậu nhớ cho con đi chơi Sài Gòn…”. Lúc ấy đứa bé năm tuổi là tôi chưa thể hiểu được vì sao khi nghe tôi nói như thế cha tôi lại bật khóc thành tiếng khiến người tài xế tắc xi ngạc nhiên đạp thắng dừng lại gấp rồi anh ta quay đầu xuống hỏi cha tôi: “Chú bị sao vậy?”…
Gặp lại tôi trong vòng tay bồng ẵm của cha tôi vào giường khám ông bác sĩ đã không giấu được vẻ ngạc nhiên. Lần ấy ông khám cho tôi rất kỹ rồi nói với cha tôi: “Mừng ông đấy! Thằng nhỏ đã thoát qua cái đoạn thập tử nhất sinh rồi. Tôi sẽ cố hết sức điều trị cho nó”.
Ở Sài Gòn chừng hơn tháng tạm yên tâm về sức khỏe của tôi cha tôi mới tính chuyện lâu dài. Cảm thấy sức mình khó có thể bon chen làm ăn ở đất Sài Gòn đông đúc và náo nhiệt cha tôi hỏi ý kiến nhiều người quen biết rồi ông chọn đưa gia đình về Biên Hòa vì vốn liếng chỉ đủ để tìm công ăn việc làm sinh sống ở một tỉnh lẻ như Biên Hòa ngày ấy. Tôi cũng chỉ mới qua cơn nguy cấp chứ vẫn chưa khỏi hẳn bệnh nơi lập nghiệp của gia đình phải gần Sài Gòn để tiện việc đi lại thuốc thang.
Mấy tháng đầu sống trong căn phòng trọ ở cạnh khu nghĩa địa “Đất Thánh Tây” của bà già mà cha tôi tình cờ gặp ở ga xe lửa Biên Hòa cha mẹ tôi chỉ tập trung vào việc chăm lo cho tôi dưỡng bệnh chưa nghĩ gì đến chuyện làm ăn. Mỗi tuần tôi vẫn được cha tôi bao xe lô lên Sài Gòn một lần để được khám tổng quát rồi lấy toa mua thuốc về uống. Cha tôi đặc biệt tuân thủ lời dặn của bác sĩ cho tôi uống thuốc rất đúng loại đúng giờ đúng cách. Riêng chuyện ăn cơm của tôi mới thật công phu. Tôi phải tập ăn đến nửa năm dạ dày mới có thể chấp nhận được cơm. Đầu tiên tôi được cho ăn cháo loãng. Ít ngày sau chuyển qua ăn cháo đặc hơn cha tôi phải theo dõi thân nhiệt của con nếu tăng cao thì lập tức cho ăn trở lại cháo loãng. Ăn được cháo đặc rồi tôi lại phải tập ăn cháo đặc hơn cũng tương tự như thế rồi đến tập ăn cơm nhão và cuối cùng mới ăn cơm được như những đứa trẻ bình thường khác.

Đọc Online Nhớ Biên Hòa

Đọc Onine

Download Ebook Nhớ Biên Hòa

Download PDF

Download Epub

Download Mobi

Download AZW3

Exit mobile version