Kỹ Thuật Giâm Cành Và Chiết Cành Mai Vàng 12 Cánh

Kỹ Thuật Giâm Cành Và Chiết Cành Mai Vàng 12 Cánh

Giới Thiệu Kỹ Thuật Giâm Cành Và Chiết Cành Mai Vàng 12 Cánh

Cuốn sách Kỹ Thuật Giâm Cành Và Chiết Cành Mai Vàng 12 Cánh mang đến cho các bạn đọc các hướng dẫn để có thể nhân giống mai bằng cách Giâm cành và chiết cành.

Thực tế hiện nay, cây mai vàng 12 cánh (tai giảo) đã trở thành một món ăn tinh thần gần như không thể thiếu đối với nhiều gia đình (nhất là miền Nam) vào dịp Tết Nguyên đán. Chính vì vậy, nhiều người ở nhiều nơi sản xuất để phục vụ cho nhu cầu nói trên.

Từ trước đến nay, sản phẩm chính hầu hết đều là cây mai ghép. Với lòng mong muốn sẽ góp phần vào việc tạo thêm sản phẩm mới từ cây mai 12 cánh. Tác giả trình bày những kinh nghiệm đã làm được bằng cách giâm cành, chiết cành và giâm rễ (lấy rễ từ cành giâm hoặc chiết) của cây mai vàng 12 cánh nói trên.

Nếu so sánh giữa sản xuất bằng cách ghép và giâm cành hoặc chiết cành thì cách sau “hơi lâu ăn” một chút! Nhưng vì mỗi đợt tỉa cành để tạo dáng cho cây mai, những cành bị cắt bỏ, nếu không lấy mắt ghép (bo) thì không biết để lại làm gì mà bỏ đi thì tiếc.

Vậy, thay vì đem chúng bỏ đi, nếu đem giâm cành hay chiết nó rồi chăm sóc thì khoảng 3 năm sẽ có được nhiều cây mai thương phẩm. Đó là chưa kể trường hợp nếu bền chí trồng những cây mai được nhân giống theo kiểu này với thời gian lâu hơn thì có khả năng sẽ có nhiều cây mai Bonsai ưng ý.

Đọc Online Kỹ Thuật Giâm Cành Và Chiết Cành Mai Vàng 12 Cánh

Đọc Onine

Download Ebook Kỹ Thuật Giâm Cành Và Chiết Cành Mai Vàng 12 Cánh

Download PDF

Exit mobile version