Kinh Tế Học Dành Cho Đại Chúng

Kinh Tế Học Dành Cho Đại Chúng

Giới Thiệu Kinh Tế Học Dành Cho Đại Chúng

Một cách nhìn nhận khác về kinh tế học

Bàn đến kinh tế học là nói đến nỗ lực đi tìm lời giải thích hành vi của các chủ thế trong nền kinh tế. Đó có thể là người tiêu dùng, nhà đầu tư, doanh nghiệp, chính phủ, hay đối tác nước ngoài… Đặc thù của kinh tế học là lời giải thích đó nhằm vào cách tìm kiếm tối đa hóa mục tiêu của chủ thể (tối đa hóa sự tiện ích, phúc lợi, hay giảm chi phí, tăng lợi nhuận,…) trong điều kiện các nguồn lực có hạn. Với nghĩa đó, nhiều người xem kinh tế học chỉ như một môn khoa học xã hội “chật hẹp”.

Kế từ khi kinh tế học thực sựốược coi là khoa học, tức là có giả định, giả thuyết, lý thuyết và kiểm định thực nghiệm (có thể là bằng các công cụ toán kinh tế), thì vấn đề lại có vẻ diễn biến theo chiều hướng xấu hơn. Không ít người cho rằng kinh tế học đã trờ nên “tầm thường”, vì nó quá “xa lông”, xa rời với thực tiễn. Tôi còn nhớ khi học chương trình thạc sĩ kinh tế tại Trường Đại học Quốc gia Australia, ông thầy dạy kinh tế học vi mô năm nào cũng ra một câu hỏi thi cho sinh viên là: Tại sao giả định hành vi (luôn là) thuần lý của chủ thể lại cực kỳ quan trọng và có thể chấp nhận được? Tôi đã cố gắng trả lời, song đến bây giờ tôi cũng không biết là mình đã trả lời đúng đến đâu. Có lẽ bản thân ông thầy dạy chúng tôi chắc cũng không có được câu trả lời hoàn hảo(?).

Cuốn sách Kinh tế học dành cho đại chủng đưa chúng ta tới một cách nhìn nhận khác về kinh tế học. Có thể nhiều người cho đây là một cuốn sách phổ cập giới thiệu về các nguyên lý kinh tế học. Tôi nghĩ không hẳn như vậy. Đúng hơn, đây là cuốn sách đem lại cho bạn mối liên hệ gần gũi, bình dị, song cũng rất lý trí, giữa các nguyên lý kinh tế cơ bản và dòng chảy sôi động của cuộc sống đang diễn ra. Các khái niệm, thuật ngữ tưởng chừng rất khô khan như chi phí – lợi ích, hiệu quả, chi phí cơ hội, cạnh tranh, rủi ro, ngẫu nhiên,… được hòa quyện trong biết bao chuyện thường nhật, từ việc mua soda cam và xăng, tình bạn, tình ái, đến chứng khoán, xét xử, tranh cử tống thống, ngụy biện chính sách và cà triết lý về dân chủ…

Đọc cuốn sách của giáo sư Landsburg cũng giống như thường thức một bữa trưa từ tốn, nhẹ nhàng, thú vị vậy. Rất nhiều món ăn “các câu hỏi” được bày ra. Tại sao trong nền kinh tế thị trường, cá nhân “chỉ kiếm lợi cho riêng mình” lại có thể bị dẫn dắt bởi “một bàn tay vô hình” dẫn đến kết cục đẹp là sự thịnh vượng chung của xã hội? Tại sao “các loại thuế đều xấu”? Tại sao đối với các nhà kinh tế, “chính sách là một sai lầm, nhưng lại là một sai lầm ‘thơm ngon”?… Hứng thú đến bất ngờ vì chúng ta được nếm trải rất nhiều lý giải hợp lý cho những điều tưởng chừng vô lý và cả những điều vô lý trong những hành vi dường như rất có lý. Và để rồi chúng ta sẽ phần nào hiếu được vì sao thị trường cũng

“tinh vi”, “diệu kỳ” không kém thiên nhiên và còn hơn nữa, sự tinh vi đó “thường xuyên giành được những chiến công mà ngay cả thiên nhiên cũng không dám thử”.

Kinh tế học tranh luận về cái hợp lý và bất hợp lý, và chính vì vậy, chân lý luôn là điều đế ngỏ. Nếu đã biết thường thức bữa trưa, tại sao chúng ta không suy tư, nhâm nhi thêm tách trà hay cà phê. Biết đâu, chúng ta lại có lời lý giải hay hơn, hợp lý hơn cho rất nhiều câu hỏi mà cuốn sách (và cả cuộc sống) đặt ra. Và khi đó, chúng ta hiểu hơn hành vi ứng xử của con người, như tác giả đã viết: “Hiểu biết không xa tôn trọng là bao”.

Hy vọng cuốn sách sẽ giúp ích cho tất cà những ai muốn nắm bắt các nguyên lý kinh tế học cơ bản, muốn vận dụng chúng vì một cuộc sống tốt hơn, đẹp hơn cho mình, người thân và xã hội.

Vào tháng 11 năm 1974, không lâu sau khi tôi đặt chân tới trường Đại học Chicago để bắt đầu chương trình cao học, tờ Wall Street Journal xuất bản một danh sách về “Các cách bắt nạt một nhà kinh tế”. Danh sách này do John Tracy McGrath soạn ra và ông này đặt ra một loạt những câu hỏi đơn giản tới bẽ mặt về cuộc sống hàng ngày mà ông nghĩ rằng các nhà kinh tế học học không thế trà lời được: Tại sao một bao thuốc mua ở máy tự động lại đắt hơn một bao thuốc mua ờ quầy tạp phẩm? Tại sao mức tiền đặt cược tại các trường đua không thế tăng theo hệ số nhỏ hơn 20 xu? Tại sao soda cam đắt hơn xăng tới bốn lần?

Bữa tối hôm đó, bạn tôi và tôi – tất cả đều là học viên cao học năm đầu – với kiến thức ít ỏi về kinh tế – đã cười thỏa thích khi nghe McGrath nêu ra những câu hỏi tưởng chừng quá dễ trả lời.

Hôm nay, với gần 20 năm kinh nghiệm đã tích lũy được, tôi

nghĩ rằng tất cả các câu hòi của McGrath vừa khó lại vừa khiến

người ta bị mê hoặc. Như những gì tôi còn nhớ thỉ những câu trả lời mà chúng tôi nhanh chóng đưa ra trong bữa tối hôm đó không có gì hơn là né tránh việc xem xét nghiêm túc những câu hòi trên. Tôi tin rằng chúng tôi đã bàn luận qua loa hầu hết những câu hỏi đó bằng cách viện đến cụm từ “cung và cầu”, như thể chúng có ý nghĩa ghê gớm lắm. Dù chúng tôi cho nó là thế nào đi nữa thì chắc rằng đó là tất cả những gì về kinh tế học.

Còn đây là những suy nghĩ hiện giờ của tôi về kinh tế học. Đầu tiên, đó là việc quan sát thế giới với trí tò mò đích thực và thừa

nhận rằng thế giới chứa đầy những bí ần. Thứ hai, đó là việc cố

gắng làm sáng tò một cách nhất quán những bí ẩn với những quan điểm chung là cách ứng xử của con người thường chỉ nhằm phục vụ một mục đích nhất định. Đôi lúc bản thân những bí ẩn đó – như những câu hỏi của McGrath – lại rất khó giải thích, vì vậy chúng ta rèn luyện bằng cách cố gắng làm sáng tò những bí ẩn tương tự trong thế giới hư cấu mà ta tạo ra và gọi chúng là các kiểu mẫu. Nếu mục đích chỉ nhằm hiểu được tại sao soda cam đắt hơn xăng thì chúng ta có thể bắt đầu bằng việc nghĩ về một thế giới nơi mà những thứ duy nhất người ta mua bao giờ cũng chỉ là soda cam và xăng. Nếu mục đích chỉ nhằm hiếu được tại sao một số cử tri cứ nhất nhất phản đối việc cấy Silicon đế nâng ngực thì chúng ta có thế bắt đầu nghĩ về một thế giới nơi mà giới mày râu chọn bạn đời theo tiêu chuẩn duy nhất là kích cỡ của đôi gò bồng đảo.

Chúng ta nghĩ về các kiểu mẫu không chỉ bởi chúng có tính thực tế, mà bời suy nghĩ về các kiểu mẫu là bài khởi động hữu ích cho quá trình suy nghĩ về thế giới chúng ta đang sống. Mục đích của chúng ta luôn là nhằm hiếu được chính thế giới của chúng ta. Bước đầu tiên đế hướng tới sự hiếu biết – và là bước mà chúng ta chưa biết đến khi chúng ta mới bước chân vào học cao học – đó là việc thừa nhận thực tế rằng hiếu được thế giới là một điều không hề dễ dàng.

Cuốn sách này là bản tóm tắt những bài luận về việc nhà kinh tế học suy nghĩ như thế nào trước những vấn đề còn chưa sáng tò. Nó nói về những điều bí ần đối với chúng ta, tại sao chúng ta nhăn trán trước chúng, và chúng ta giải mã những ẩn số ấy như thế nào. Cuốn sách đưa ra một số bí ần mà tôi nghĩ rằng đã được làm sáng tò trong khi một số khác thì vẫn chưa có lời giải đáp. Có rất nhiều lý do chính đáng để học kinh tế, nhưng lý do mà tôi luôn cố gắng nhẩn mạnh trong cuốn sách này là, kinh tế học là một công cụ đế làm sáng tỏ những bí ẩn, và việc làm sáng tỏ những bí ẩn lại hết sức thú vị.

Gần 10 năm trở lại đây, tôi có được đặc quyền tuyệt vời là ăn trưa mỗi ngày với một nhóm các nhà kinh tế học lỗi lạc có tài năng phi thường – những người chưa từng thất bại trong việc truyền cảm hứng cho tôi bằng sự sẳc sảo, khí chất độc đáo và khả năng tạo ra những điều kỳ diệu. Hầu như mỗi ngày đều có một ai đó ngồi xuống bàn ăn cùng với một điều huyền bí mới để làm sáng tò, hàng tá những lời giải kiệt xuất và độc đáo được nêu lên, hàng tá lý do phản đối được tung ra và chỉ đôi khi bị bác bỏ. Chúng tôi làm điều đó tuyệt nhiên chỉ vì niềm yêu thích.

Cuốn sách này là một ghi chép phong phú về những gì tôi học được sau mỗi bữa ăn trưa. Tôi đảm bảo rằng một vài ý tường là của chính tôi, nhưng tôi không biết chắc chắn chúng là những ý tưởng nào nữa. Rất nhiều ý tưởng khác tôi có được từ Mark Bils, John Boyd, Lauren Feinstone, Marvin Goodfriend, Bruce Hansen, Hanan Jacoby, Jim Kahn, Ken McLaughlin, Alan stockman và biết bao khuôn mặt khác đã đến và đi trong suốt những năm qua. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới những người đã đưa tôi đi cùng họ trong chuyến khám phá đầy lý thú đó.

Cuốn sách này cũng được dành tặng cho Bonnie Buonomo, quản lý nhà hàng, người đã giúp tạo ra một bầu không khí lý tưởng nhất đế nhóm chúng tôi thảo luận; và dành cho quán Tivoli Coffee ở Rochester, nơi đã thách thức các quy luật kinh tế, cho phép tôi được ngồi lì ở đó soạn bản thảo này mà chỉ tính tiền một ly cà phê mỗi ngày.

LỜI NHẮN CHO CÁC CHƯƠNG

Các chương tiếp theo đưa ra ví dụ tiêu biếu về cách nhìn thế giới qua lăng kính của các nhà kinh tế học. Bạn đọc có thể đọc theo trình tự các phần. Một vài chương có lấy ý tưởng từ những chương trước đó, nhưng các yếu tố tham khảo này không bao giờ là yếu tố chủ yếu của dòng sự kiện.

Các ý tưởng được trình bày trong cuốn sách này có mong muốn đưa ra quan điếm đúng đắn tiêu biếu của các nhà kinh tế học chính thống. Tất nhiên, không thể tránh khỏi sự bất đồng ở một số điểm cụ thể, và một nhà kinh tế học nào đó chắc chắn cũng không tán đồng với những gì tôi trình bày. Nhưng tôi tin rằng hầu hết các nhà kinh tế học đọc cuốn sách này sẽ đồng ý rằng nó phản ánh quan điếm chung của họ.

Bạn đọc hiểu biết sẽ nhận thấy cuốn sách này áp dụng các lập luận kinh tế vào phạm trù rộng trong cách ứng xử của con người (và đôi lúc của thế giới khách quan). Xin bạn đọc cũng lưu ý rằng khi một câu hòi liên quan tới phạm vi ứng dụng của một nguyên lý kinh tế được đưa ra, thì tác giả vẫn luôn thích rủi ro và mắc lỗi theo hướng ôm đồm thái quá. Tôi tin rằng các quy luật kinh tế mang tính toàn cầu; chúng không kỳ thị chủng tộc hay giới tính, vì thế tôi tự tin rằng không quý bạn đọc nào nhầm lẫn cách sử dụng lặp đi lặp lại của các đại từ như “anh ấy”, “anh ta” và “của anh ấy” với các đại từ chuyên dành riêng cho phái mạnh theo cách viết và phát âm tương tự.

Tham khảo thêm:

Nguồn: Downloadsachmienphi.com

Đọc Online Kinh Tế Học Dành Cho Đại Chúng

Đọc Onine

Download Ebook Kinh Tế Học Dành Cho Đại Chúng

Download PDF

Exit mobile version