Giới Thiệu Khéo Ăn Nói Sẽ Có Được Thiên Hạ
Học giả người Mỹ Dale Carnegie đã từng nói: “Trong xã hội ngày nay, sự thành công của một người, chỉ một phần nhỏ là do tri thức chuyên môn, còn chủ yếu được quyết định bởi nghệ thuật hùng biện”. Trong cuộc đời một con người, từ xin việc đến thăng tiến, từ tình yêu đến hôn nhân, từ tiếp thị cho đến đàm phán, từ xã giao đến làm việc… không thể không cần đến kĩ năng và khả năng giao tiếp. Nếu khéo ăn nói, bạn sẽ dễ dàng vượt qua những rắc rối nhỏ và có thể tự bảo vệ mình trong những rắc rối lớn. Còn nếu không khéo léo ăn nói, rắc rối nhỏ sẽ gây trở ngại, và rắc rối lớn sẽ gây thất bại. Giao tiếp là một kĩ năng và cũng là một nghệ thuật.
Vậy làm thế nào để nói năng lưu lốt? Làm thế nào để lời ăn tiếng nói mang lại những điều tốt đẹp trong những trường hợp khác nhau, với những người khác nhau và những chuyện khác nhau? Cuốn sách này sẽ đưa ra phương pháp và gợi ý cụ thể, nhất định sẽ giúp ích cho bạn.
Nhà hùng biện nổi tiếng, chuyên gia giáo dục Lí Yên Kiệt
Trong xã hội thông tin hiện đại, sự im lặng không còn là vàng nữa, nếu không biết cách giao tiếp thì dù là vàng cũng sẽ bị chôn vùi. Trong cuộc đời một con người, từ xin việc đến thăng tiến, từ tình yêu đến hôn nhân, từ tiếp thị cho đến đàm phán, từ xã giao đến làm việc… không thể không cần đến kĩ năng và khả năng giao tiếp. Khéo ăn khéo nói thì đi đâu, làm gì cũng gặp thuận lợi. Không khéo ăn nói, bốn bề đều là trở ngại, khó khăn.
Trong thời đại thông tin và liên lạc phát triển nhanh chóng, tin tức được cập nhật liên tục, các công cụ thông tin và kĩ thuật truyền thông được ứng dụng rộng rãi như ngày nay thì việc khéo ăn nói đã trở thành “cái tài số một thiên hạ”. Trong khoảng thời gian ngắn nhất, nếu ai có thể nêu bật được khả năng, thực lực của mình cho đối phương biết thì đó sẽ là người chiến thắng. Chính vì vậy mà câu nói “Khéo ăn nói sẽ có được thiên hạ” rất có ý nghĩa.
Vậy, như thế nào mới gọi là biết cách ăn nói? Nói năng lưu loát, không ấp úng có được gọi là biết cách nói chuyện không? Nói ngắn gọn, nói ít nhưng ý nghĩa thâm sâu có được gọi là biết cách nói chuyện không? Hay nhất định phải nói nhiều mới là biết nói chuyện?
Trong cuộc sống thường ngày, chúng ta thấy rằng: Biết cách nói chuyện không nhất định là phải nói nhiều, quan trọng là phải nói đúng trọng tâm, đúng nội dung. Và điều quan trọng là phải nắm được vấn đề mình đang nói đến.
Chắc chắn rất nhiều người đã gặp phải tình huống như thế này: Có những nhân viên tiếp thị khi gặp khách hàng thì giống như một cái máy, nói không ngừng nghỉ, không để ý tới phản ứng và cảm nhận của khách hàng, không cần biết vị khách đó có đang nghe lời giới thiệu về sản phẩm hay không. Nếu làm việc như vậy thì người đó nắm chắc phần thất bại.
Trong cuộc sống và trong công việc, chúng ta cũng rất hay gặp phải hiện tượng như sau: Nhiều người khi nói chuyện với người quen thì nói rất hay, không bị mất bình tĩnh hay ấp úng. Thế nhưng khi gặp người lạ hoặc phải nói chuyện trong một đám đông, thì người đó dường như bị mất sự chủ động với ngôn ngữ, có lúc còn không biết mình đã nói gì.
Vậy làm thế nào để cải thiện và tránh gặp phải những tình huống như trên? Làm thế nào để ăn nói khéo léo? Có phương pháp và quy luật nào được áp dụng khi giao tiếp không? Có nguyên tắc và bí quyết nào cho các cuộc nói chuyện không? Trong những tình huống khác nhau, với những người khác nhau thì phải nói chuyện như thế nào, và làm sao để trình bày những điều khó nói?
Cuốn sách “Khéo ăn nói sẽ có được thiên hạ” này sẽ giải đáp những câu hỏi đó. Cuốn sách với ngôn từ rõ ràng, gần gũi với cuộc sống sẽ mang đến những kĩ năng và phương pháp giao tiếp thực dụng, chắc chắn sẽ giúp ích cho quý độc giả. Nếu như những quy tắc và phương pháp chỉ giúp một số ít người nắm được và ứng dụng, thì giá trị của nĩ là có hạn. Chỉ cần những quy tắc và phương pháp cuốn sách đưa ra giúp được nhiều người, thì giá trị của nó là vơ hạn. Tác giả của “Khéo ăn nói sẽ có được thiên hạ” đã dốc hết tâm sức nghiên cứu về các kĩ năng và quy tắc giao tiếp, đây cũng chính là giá trị lớn nhất của cuốn sách.
Một cuốn sách hay sẽ tự nói lên được giá trị của nó, và tự bản thân mỗi độc giả sẽ cảm nhận được điều đó. Quý độc giả sẽ tự nhiên yêu thích một cuốn sách có thể chạm đến trái tim và bổ ích cho mình. Còn với một cuốn sách không hay, độc giả sẽ không mua và cũng sẽ không để tâm đến. Sự hay dở của một cuốn sách do chính độc giả cảm nhận và xác định, thị trường sách cũng sẽ có đánh giá.
Cuối cùng, nhắc lại về vấn đề giao tiếp, tôi có hai điều muốn nói với độc giả: Thứ nhất là nói chuyện phải chân thành. Chân thành chính là thứ ngôn ngữ hay nhất, nếu không chân thành thì cho dù nói nhiều bao nhiêu, nắm được nhiều kĩ năng và phương pháp giao tiếp đến thế nào, tất cả cũng chỉ là vô nghĩa. Điều thứ hai là phải lắng nghe bằng trái tim. Chỉ có lắng nghe bằng trái tim thì chúng ta mới biết phải nói gì, nói như thế nào. Những người không biết cách lắng nghe thì không phải là người biết cách nói chuyện. Người biết cách nói chuyện thì chắc chắn là người biết lắng nghe.
Chúc quý độc giả đọc sách vui vẻ và có thể nâng cao được kĩ năng giao tiếp của mình. Biết cách nói chuyện khéo léo và luôn có được cuộc sống tuyệt vời.