Kể chuyện nhà giáo kiệt xuất Chu Văn An

Kể Chuyện Nhà Giáo Kiệt Xuất Chu Văn An

Giới Thiệu Kể chuyện nhà giáo kiệt xuất Chu Văn An

Có lẽ, trong sự nghiệp “trồng người”, nhà giáo kiệt xuất Chu Văn An là hãn hữu, có thẻ nói số một, từ trước đến nay.
Không phải, vì ông có tuổi nghề 40 năm.
Cũng chưa phải, vì ông là Tư nghiệp Quốc Tử giám, trường Đại học đầu tiên ở nước ta.
Cũng chưa đúng, trong hàng nghìn học trò ông dạy, đa phần trưởng thành, có người làm Tể tướng. Hoặc có cả học trò huyền thoại, con vua Thủy tề cũng đến học, do tiếng tốt của trường Huỳnh Cung ông dạy, vang xa đến tận Long cung.
Trong chế độ phong kiến, cuộc đời ông không khỏi thăng trầm, nhưng nghề dạy học, đã có lý tưởng và lẽ sốgn của ông, nên dù hoàn cảnh nào, ông cũng không bỏ dạy học.
Đỗ đạt cao – tương truyền ông đỗ Thái học sinh – nhưng, đêm này sang đêm khác, ông chong đèn đọc sách, định ra bài giảng, nghiền ngẫm ý tứ giảng cho từng đối tượng học trò. Sáng sáng, dù là ông giáo làng ở trường Huỳnh Cung, là Tư nghiệp ở Quốc Tử giám, hay là Tiều Ẩn (người tiều phu ở ẩn) ở vùng núi Chí Linh, ông đều cần mẫn giảng bài.
Hình như trong mỗi bài giảng, ông như con tằm nhả tơ, tơ phải vàng óng, để dệt cho học trò những “tấm áo” kiến thức, tâm hồn thật đẹp mà chỉ học thầy Chu, học trò mới được diễm phúc ấy.
Sách ông dạy học trò, đều là sách kinh điển của Nho giáo, theo chương trình mộng học (vỡ lòng), ấu học (tạm so sánh tiểu học), trung tập (trung học), đại tập (đại học). Nhưng hơn ai hết, Chu Văn An thấy nghề dạy học rất khó, hiệiu quả từng bài giảng gần như trừu tượng và vô hình, len lỏi trong tâm khỏi học sinh, như giọt mật li ti nhỏ, được vắt khéo từ nhụy hoa, của người thầy phải chắt lọc kiến thức và nhào nặn bằng tấm lòng của mình và phải từ sâu thẳm trái tim mình để truyền đến từng học trò. Một thầy giáo như Chu Văn An, không bao giờ tự cho bài giảng của mình là đã đủ, đã hay. Vì thế ông không ngừng học tập, đọc sách và nghiền ngẫm thêm nghĩa lý của sach cho bài giảng ngày càng rộng mở.
Bởi vì, từng chữ, từng ý, nhất là chữ, ý ấy, lạ kinh điển, nghĩa là sàng lọc qua bao thời gian vẫn óng ánh sức sống, nên thầy Chu chuẩn bị giảng bài, đâu đơn giản như cái máy nói?
Vẫn ý tưởng thuộc lòng ấy của câu nào đó trong Thánh Kinh, nhưng lòng người dạy có rộng mở, mê si với nghề, mới có khám phá, khám phá hơn cả người được trang bị hiện đại lặn sâu dứoi đáy biển, kỳ thú trước thiên nhiên mới mẻ, nhìn chỗ nào cũng đẹp. Nhưng chữ nghĩa bài giảng, đâu nhìn bằng mắt mà khám phá được chiều sâu của nó?
Người viết ra chữ nghĩa kinh điển ấy, đã từng bao năm tích lũy kinh nghiệm đời và kiến thức, lại đã từng cân nhắc, rung động thế nào, mới mày mò được cái thần con chữ.
Người dạy như thầy Chu, đâu phải thuộc lòng để dạy trơn tru? Có tìm được ngọc quí nơi con chữ, lại không phải mắc bệnh “thị trường”: có ngọc, thì bán đi. Ngược lại, thầy Chu tâm niệm nghiêm túc “bán” thế nào và “bán” cho ai? Nghĩa là, bài giảng của thầy Chu nồng đượm tình ý người xưa, đẻ chuyển nó thành chất dinh dưỡng, học trò thấy bổ ích, hấp thụ với tất cả sự tin tưởng, kính yêu thầy giáo.
Sinh năm 1292 và mất năm 1370, Chu Văn An, tuổi thiếu thời và lớn lên di học, được may mắn sống trong hào khí Đông A, nhà Trần ba lần chiến thắng Nguyên – Mông. Ông không đi lối mòn làm quan, lấy cứu cánh là vinh thân phì gia.
Người con trai, người thầy giáo gần kinh đô có “hoài bão” trồng người, “lấy trồng người” là lẽ sống cao đẹp để theo đuổi, suốt cả cuộc đời. Bởi thế, mở trường tư Huỳnh Cung tại quê nhà và gần kinh đô, ông giảng dạy tận tình và lôi cuốn. Rồi, tiếng lành đồn xa, ông được vời vào kinh làm Tư nghiệp Quốc tử giám dạy hai đời vua, Hiểu Tông và Dụ Tông.
Nhưng đời Hiểu Tông, rồi sau là Dụ Tông, là lúc triều Trần suy vi, tất nhiên cỏ dại, sâu đục lá đã dần phá tan cơ nghiệp đời Trần. Những con sâu đục lá ấy, là lớp gian thần, bằn gmọi thủ đọan tinh vi, dẫn dắt hai vua tha hóa, biến chất đến kinh khủng.
Đời Dụ Tông, cực chẳng đã, ông dâng sớ “Thất trảm”, hì cũng là lúc ông tíep theo sự khẳng khái, treo áo từ quan về ở ẩn mở trường dạy học và ngao du sơn thủy. Khi ấy, tuổi đã cao, nhưng vốn là họa mi, sao ôgn tự cấm mình không được hót? Nghĩa là, “trồng người” đã cấu thành máu thịt, thành hơi thở của ông, sao lại dừng được? Dừng, có nghĩa là đang sống trên cõi đời này mà như đã chết rồi sao?
Không, Chu Văn An đi giày cỏ nhưng ông vẫn lại tiếp tục dạy học ở Chí Linh, lấy dạy học làm nguồn vui.
Ngoài dạy học ra, Chu Văn An còn làm thơ, còn trước tác. Dù văn kiện “Thất trảm sớ” , không dày về số trang, nhưng lại rất dày về tâm huyết. Khí phách ông, danh sĩ, danh nho đời đời sau đều đánh giá là “động trời”! Tứ thư thuyết ước, khá cnào sự tinh luyện tài tình của bộ óc uyên thâm và trái tim nồng hậu cống hiến cho sự nghiệp “trồng người”? Quốc ngữ thi tập, Y học yếu giải, những tác phẩm giá trị vô song ấy, nhất là Thất trảm sớ, đã bị quân Minh vơ vét sạch đem về nước cùng bao sách quý của ta. Nhưng người xưa đánh giá không ngoa: Chu Văn An là sao Bắc Đẩu, là sao Khuê vẫn mãi chiếu sáng.
Với cuốn “Kể chuyển nhà giáo kiệt xuất Chu Văn An”, tác giả, cũng là nhà giáo trọn đời dạy học, tự mạo muội và bạo tay hư cấu, trên cơ sở tư liệu xác thực đã có về Chu Văn An. Tác giả xác định tự có tội với Chu Văn An, nếu lực không chiều theo cái tâm của mình. Đồng thời, cũng không tránh được khiếm khuýêt với độc giả đáng quý khi đọc sách này. Xin thành tâm cáo lỗi và mong các vị chỉ bảo thêm.

Đọc Online Kể chuyện nhà giáo kiệt xuất Chu Văn An

Đọc Onine

Download Ebook Kể chuyện nhà giáo kiệt xuất Chu Văn An

Download PDF

Download Epub

Download Mobi

Download AZW3

Exit mobile version