Giới Thiệu Góc Nhìn Sử Việt – Hải Ngoại Kỷ Sự
“Những “An Nam du ký” của người Trung Quốc trong khoảng cuối nhà Minh đầu nhà Thanh thực ra thưa thớt không có bao nhiêu. Trừ tập Hoa di biến thái của Nhật Bản, ghi chép những báo cáo của bọn thương khách thông thương với Quảng Nam, chỉ có tập An Nam cung dịch kỷ sự của Chu Thuấn Thủy. An Nam kỷ du của Phan Đình Khuê. An Nam tạp ký của Lý Tiên Căn và Hải ngoại ký sự của Thích Đại Sán, mấy bộ ấy mà thôi.
Tựu trung, xét về phạm vi ký thuật rộng rãi, nội dung đầy đủ trách nhiệm và khá tin cậy, thì bộ Hải ngoại kỷ sự hơn xa các sách khác; do độ cao của giá trị sử liệu, khiến người ta có thể nhìn thấy một tia sáng về xã hội Hoa Kiều và dân Thổ trước Quảng Nam cuối thế kỷ XVII, đồng thời sách ấy cũng có thể bổ khuyết cho các bộ Đại Nam thực lục tiền biên, Đại Nam liệt truyện tiền biên…”