Giới Thiệu Giải Bộ Đề Trắc Nghiệm Kỳ Thi THPT Môn Toán
Sự ưu việt của phương pháp thi trắc nghiệm đã và đang được chứng minh từ những nước có nền giáo dục tiên tiến trên thế giới bởi những ưu điểm như tính khách quan, tính bao quát và tính kinh tế.
Theo chủ chương của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp sẽ chuyển sang hình thức tuyển sinh bằng phương pháp trắc nghiệm. Và để có được thời gian chuẩn bị tốt nhất, các bài kiểm tra kiến thức trong chương trình THPT cũng sẽ có phần trắc nghiệm để các em học sinh làm quen.
Tuy nhiên, việc biên soạn các câu hỏi trắc nghiệm cần tuân thủ một số yêu cầu cơ bản về mặt lí luận sư phạm và ý nghĩa đích thực của các số liệu thống kê.
Tuy nhiên, việc biên soạn các câu hỏi trắc nghiệm cần tuân thủ một số yêu cầu cơ bản về mặt lí luận sư phạm và ý nghĩa đích thức của các số liệu thống kê. Xin giới thiệu cuốn sách Giải Bộ Đề Trắc Nghiệm Kì Thi THPT Quốc Gia Môn Toán, cuốn sách cung cấp cho các bạn một ngân hàng đề thi trắc nghiệm môn Toán THPT có chất lượng theo đúng cấu trúc của Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng tất cả các phương pháp có thể để tìm ra được đáp án đúng.
Với mỗi câu hỏi trắc nghiệm: Các em học sinh cần luôn nhớ rằng có 1 trong 5 cách để lựa chọn được đáp án đúng, cụ thể dựa vào:
Lời giải tự luận thu gọn
Lời giải tự luận thu gọn kết hợp sử dụng máy tính
Lựa chọn đáp án bằng phép thử
Lựa chọn đáp án bằng phép thử kết hợp sử dụng máy tính
Lựa chọn đáp án bằng phép đánh giá
Cấu trúc đề thi trắc nghiệm môn Toán: Theo thống kê sơ bộ từ đề thi thử nghiệm Bộ Giáo dục và Đào tạo mới công bố ngày 20/1/2017 thì kiến thức nằm hoàn toàn trong chương trình lớp 12. Đề môn Toán lần này giống như đề minh họa Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố tháng 10/2016 cũng bao gồm 50 câu, trong đó có 11 câu hàm số, 10 câu logarit hàm số mũ, 7 câu nguyên hàm – tích phân, 6 câu số phức, 8 câu hình học không gian và 8 câu hình phương pháp tọa độ trong không gian. Về độ khó, các câu khó của đề thi chiếm khoảng 10%, khá 30%, dễ 60%.
Đề thi thể hiện tính phân hóa tốt khi có đầy đủ các câu hỏi ở 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao. Cái hay của đề mẫu là quét hết được toàn bộ chương trình.
Thậm chí, những câu hỏi mà trước nay thi tự luận không thể ra được để “nhường đất” cho những bài toán truyền thống thì hình thức thi trắc nghiệm năm nay vận dụng ra được một số bài toán có liên hệ thực tế như câu 7 bài toán chuyển động vật lí, câu 14 về phòng thí nghiệm, câu 28 ứng dụng tích phân tính diện tích trồng hoa,…
So với đề Bộ Giáo Dục và Đào tạo công bố hồi tháng 10/2016 thì số câu có thể bấm máy tính để tìm ra kết quả đã giảm xuống. Cụ thể từng chương như sau:
Thứ nhất: 11 câu đồ thị hàm số: Nội dung câu hỏi trải rộng các phần tiệm cận, tương giao, cực đại, cực tiểu, đồng biến nghịch biến, biện luận nghiệm, biện luận hệ số của đồ thị,… các em phải nắm chắc kiến thức sách giáo khoa là có thể giải được. Riêng câu 7 về bài toán chuyển động vật lí, có yếu tố lạ, yêu cầu vận dụng kiến thức vật lí kết hợp với hàm số để giải.
Thứ hai: 10 câu Logarit – hàm số mũ: Hỏi cả các công thức cơ bản trong sách giáo khoa, yêu cầu học sinh giải các Phương trình, Bất phương trình đơn giản, tính đạo hàm của logarit, biện luận hệ số, biện luận nghiệm của phương trình logarit, tìm cực trị,… Riêng câu 15 về phòng thí nghiệm là mới mẻ với học sinh, bài toán ứng dụng thực tiễn, tuy nhiên câu này các em bình tĩnh ứng dụng kiến thức logarit là giải được.
Thứ 3: 7 câu nguyên hàm tích phân: Yêu cầu học sinh tìm nguyên hàm các hàm số đơn giản, tính diện tích hình phẳng, các em chỉ cần vận dụng tốt kiến thức sách giáo khoa là giải được. Riêng câu 28 là lạ với học sinh, là câu hỏi thực tiễn, ứng dụng tích phân để tính diện tích hình phẳng là tìm được diện tích khu vườn.
Thứ tư: 6 câu số phức: Nội dung không mới, vẫn gồm các phần cơ bản như tìm phần thực phần ảo, số phức liên hợp, mô đun, biểu diễn nghiệm trên hệ tọa độ, biện luận hệ số,… các em đặc biệt lưu ý là không có phần lượng giác của số phức!
Thứ năm: 8 câu hình không gian: Nội dung hỏi rất rộng trong chương trình sách giáo khoa, hình chóp, đa diện, lăng trụ, khối nón, hình hộp chữ nhật… Câu 42 lạ, yêu cầu học sinh phải vận dụng tốt công thức tính thể tích khối tròn xoay.