Ðối thoại giữa Triết học và Phật giáo

Ðối thoại giữa Triết học và Phật giáo

Giới Thiệu Ðối thoại giữa Triết học và Phật giáo

Do một sự tình cờ may mắn, tôi được đọc quyển “Le moine et le philosophe” của Jean Francois Revel và Matthieu Ricard vốn là hai cha con

Jean Francois Revel vốn là viện sĩ viện Hàn lâm Pháp, giáo sư triết học còn Matthieu Ricard là tiến sĩ sinh vật tại viện Pasteur Paris. Hai ông này vốn không xa lạ với nền văn học Pháp đương đại

Toàn bộ nội dung quyển sách là việc trao đổi quan điểm giữa hai con người mà một vốn là một triết gia vô thần và người kia là một khoa học gia tầm cỡ bỗng nhiên cắt ngang sự nghiệp kha học của mình để sang Tây tạng theo học Phật giáo rồi trở thành tu sĩ và hiện là thị giả của Ðức Ðạt Lai Lạt Ma.

Quyển sách đã đem lại cho độc giả một cái nhìn mới của Tây phương đối với Phật giáo trước đây vốn hoàn toàn xa lạ và hiện nay đang rất thịnh hành ở Châu Âu và Châu Mỹ. Với vốn ngoại ngữ cũng như kinh nghiệm học Phật còn rất hạn chế , bản dịch chắc chắn có rất nhiều sơ sót, rất mong các bậc tri túc trong và ngoài đạo vui lòng chỉ giáo. Thâm tạ.

NHÀ SƯ VÀ TRIẾT GIA

(Dẫn nhập của tác giả)

Từ đâu nảy sinh các ý tưởng làm nên quyển sách này. Từ đâu có các nhu cầu phải thực hiện nó. Và từ những động lực tinh thần nào- như các chính trị gia thường nói- đã thúc đẩy chúng tôi nghĩ đến việc này. Nếu tôi có viết một mình lời dẫn nhập này, chẳng qua là vì sự tiện lợi trong việc sử dụng ngữ pháp. Nếu không có những lời rào đón quanh co, thật khó mà ghi chú một đề tài hấp dẫn cả hai con người, một đề tài phát xuất từ những động cơ trái ngược. Những cuộc đàm thoại sau đây có mục đích nêu rõ sự khác biệt song hành đó. Nếu tôi là người viết tiền đề này, thì Matthieu là đồng tác giả, vì chúng tôi đã trao đổi với nhau từ trước và Matthieu đã đọc lại, sửa chữa, và bổ sung theo cách nhìn của Matthieu.

Bổ qua những sự thừa thãi vô ích về những gì sẽ được trình bày rộng rãi qua các cuộc nói chuyện, tôi xin tóm tắt về cuộc gặp gỡ tâm linh của hai cá nhân, từ đó nảy sinh ra ý niệm về việc sáng tác quyển sách này.

Con tôi, Maurice Ricard sinh năm 1946, tốt nghiệp trung học tại trường trung học Janson De Sailly, đã theo học khoa sinh vật phân tử, và sau một quá trình học tập xuất sắc, đã đưa nó đến học vị tiến sĩ quốc gia sinh học vào năm 1972. Chủ tịch hội đồng chấm thi luận án là Francois Jacob, một nhà khoa học nổi danh, giải Nobel về sinh vật học. Dưới sự dẫn dắt của ông này, Matthieu đã lao vào những cuộc nghiên cứu khoa học nhiều năm tại viện Pasteur. Sau đó Matthieu đã cho chúng tôi biết (thầy nó và tôi) và hai chúng tôi đã quá ngỡ ngàng, ý định của nó muốn rời bỏ công tác khoa học để đi Châu Aù theo học về Phật Giáo Mật Tông ở Tây Tạng và cuộc đời nó đảo lộn từ đây. Nó trở thành một tu sĩ Phật Giáo.

Phần tôi, tôi đã đeo đuổi sự nghiệp Ð?i Học cốt yếu là về văn chương và triết học. Tôi đã dạy triết ở đại học nhiều năm, và đã rời đại học vào năm 1963 để chuyên vào lãnh vực viết văn và xuất bản. Tôi cũng không vì thế mà xao lãng triết học, và tôi cũng viết nhiều đầu sách về bộ môn này, và khác hẳn các triết gia khác tôi luôn luôn hết sức chú tâm vào sự phát triển khoa học. Do đó mà tôi rất hài lòng khi có một người con là khoa học gia tầm cỡ. Và tôi cũng rất thất vọng, khi thấy nó chấm dứt ngang cuộc khởi đầu đầy hứa hẹn. Quan điểm của cá nhân tôi là hoàn toàn phi tôn giáo và vô thần, do đó không cho phép tôi quan tâm nhiều đến Phật Giáo, mặc dù tôi không hề ghét bỏ nó, vì rõ ràng Phật Giáo chiếm một ngôi vị lành mạnh trong các học thuyết hiện đại, và đã được cảm tình của một số triết gia khó tính nhất.

Do vậy dù có bực bội nhất thời với con tôi, tôi không hề bất hòa và lạnh nhạt với nó. Tôi ghi lại giai thoại này bởi vì vào năm 1996, những buổi phát hình và những bài báo viết về Phật Giáo và về Matthieu, khi mà nó cho phát hành quyển sách của nó về vị thầy của mình là Lạt Ma Dilgo Khientsé, hay là khi nó tháp tùng Ðức Ðạt Lai Lạt Ma trong chuyến du hành của ngài sang Pháp. Khi ấy, người ta đã nói rằng, chúng tôi không hề gặp nhau từ hai mươi năm nay, và ý định cho ra mắt quyển sách này có thể là sự nối lại liên lạc, hay nói đúng hơn là sự làm lành giữa hai cha con. Ðó chẳng qua là một sự tưởng tượng, chứ không phải là một thông tin chính xác. Chúng tôi vẫn tiếp tục gặp nhau, trong điều kiện mà chi phí đi lại cho phép. Từ năm 1973, tôi đã đến Darjeeling bên Ấn Ðộ nơi con tôi đang ở với vị thầy của nó, và sau đó đến Bhoutan, Nepal. Nếu có đám mây nào che mờ mối liên hệ của hai chúng tôi, thì đó là những đám mây của gió mùa Châu Á. Thời gian trôi qua và Matthieu có dịp đến AÂu Châu thường xuyên hơn, để tham dự ở Tây Phương những công cuộc truyền bá càng ngày càng mở rộng của Phật Giáo. Vai trò thị giả và thông dịch viên của vị Ðạt Lai Lạt Ma, nhất là sau khi vị này đoạt giải Nobel về hòa bình, đã gia tăng các cuộc du hành của nó.

Công cuộc truyền bá Phật Giáo là một sự kiện bất ngờ đã làm nảy sinh ý tưởng một cuộc thảo luận về đề tài “Phật Giáo và Tây Phương”. Ðáng lẽ quyển sách này phải mang tựa đề nói trên, nhưng sau đó nhà xuất bản Nicole Lattès đã nghĩ ra một các tựa đề hay hơn nhiều. Ðó là “Nhà sư và triết gia”.

Thật ra phật Giáo là gì? Ðiều này đại thể là phải do Matthieu trả lời. Tại sao Phật Giáo ngày nay đã phát triển được nhiều tín đồ, và đã gợi nên một sự tò mò lớn ở Tây Phương? Nhưng lại chính là tôi phải đưa ra những giả thuyết để giải thích sự bành trướng của giáo lý này. Nguyên nhân có lẽ là vì sự phát triển gần đây của các triết thuyết và tôn giáo Tây phương đã đưa đến một sự thất vọng hay là có thể từ những thể chế chính trị của chúng ta. Rõ ràng là sự trao đổi quan điểm của hai cha con chúng tôi có một giá trị đặc biệt, không phải vì nó phát xuất từ một vị triết gia Tây Phương và một vị Lạt Ma đông phương, mà là vì Matthieu vốn dĩ là người Tây Phương lại theo học và thấm nhuần giáo lý đông phương, hơn nữa lại xuất thân là một nhà khoa học tầm cỡ, có đầy đủ khả năng để so sánh hai nền văn hóa ở mức độ cao nhất. Thật vậy, Matthieu đã chuyển di khả năng khoa học của mình vào công cuộc nghiên cứu ngôn ngữ và truyền thống Tây Tạng. Trong vòng hai mươi năm, nó đã xây dựng xuất bản, và dịch thuật các văn bản mật căn bản cổ đại cũng như đương đại của Phật Giáo Tây Tạng, ít ra là những văn bản còn tồn tại.

Sự lưu trú dài hạn của Ðức Ðạt Lai Lạt Ma, và nhiều vị Lạt Ma và đạo sư Tây Tạng khác ở ngoại quốc, đã là một cơ hội tốt cho sự phát triển Ðạo Phật ở Phương Tây. Nó đã cho phép người dân Phương Tây dễ dàng thâm nhập vào giáo lý Phật Giáo một cách xác thực nhất. Một sự giáo huấn không dựa vào sách vở, chỉ gián tiếp và lý thuyết nhưng sống động đã bắt nguồn từ những vị đạo sư kiệt xuất này.

Dựa theo một quan niệm cũ kỹ lâu đời, phương Tây hình dung Phật Giáo như là một sự minh triết, nhưng thụ động và tiêu cực, và xem Niết Bàn như là một sự quay về sống với nội tâm, mà không màng đến thế sự bên ngoài, kể cả sinh hoạt trong các thành phố.

Thật ra hoàn toàn không phải thế. Theo quan niệm của một số triết thuyết Tây phương, Phật Giáo cũng có tầm cỡ về nhân bản, chính trị, xã hội.

Trên đây là sơ lược những trường hợp và động cơ đã được hai cha con chúng tôi đối chiếu lại quan điểm về Phật Giáo, những sự hiếu kỳ hỗ tương để làm sáng tỏ những điểm tương đồng, cũng như không che dấu những điểm bất đồng.

Và do đó tại sao ở thành phố Hatiban trên vương quốc Nepal, trong một ngôi nhà cô tịch nằm trên một ngọn núi nhìn xuống Katmandou (thủ đô Nepal) đã diễn ra những cuộc đàm thoại dẫn đến sự ra mắt của quyển sách này.

Đọc Online Ðối thoại giữa Triết học và Phật giáo

Đọc Onine

Download Ebook Ðối thoại giữa Triết học và Phật giáo

Exit mobile version