Cuộc Chiến Giữa Israel & Palestine

Cuộc Chiến Giữa Israel & Palestine (Bernard Wasserstein)

Giới Thiệu Cuộc Chiến Giữa Israel & Palestine

Mon frère, mon semblable! Chủ nghĩa phục quốc Do Thái (chủ nghĩa Xion) và chủ nghĩa dân tộc Palestine xuất phát từ những nguồn gốc văn hóa chính trị khác nhau, nhằm vào những mục tiêu đối địch nhau, đã mô phỏng nhau một cách kỳ lạ trong nhiều thập kỷ qua. Ta có thể quan sát sự mô phỏng đó cả về tư duy lẫn cách hành xử của hai phong trào này. Trong đó mỗi phong trào đều tự xem mình là lực lượng chính trị trọng yếu của một quốc gia chịu nhiều đau thương và tự nhận thức về phong trào của mình theo thuyết duy ngã, nói cách khác họ luôn xem mình là chân chính, nhằm biện minh cho những hành động nhẫn tâm của mình. Các phong trào của họ đều viện đến chủ nghĩa khủng bố và chống lại nhân quyền, họ luôn phủ nhận sự tồn tại hợp pháp của phong trào kia. Thực chất mỗi phong trào là một ảo tưởng ám ảnh đất nước, bắt nguồn từ một thế kỷ chiến tranh và tập trung vào các vấn đề dân số, đất đai, việc làm, an ninh và những giá trị khác. Cả hai đều tiến gần đến sự kiệt quệ.

Tại sao lại xảy ra cuộc chiến giữa người Israel và người Palestine? Thực ra cuộc chiến giữa họ là một trò chơi số học có tổng bằng 0, trong đó bên nào muốn giành thắng lợi sẽ buộc phải loại bỏ hoàn toàn đối thủ của mình. Nhiều quan sát viên đã bất mãn trước sự chịu đựng của các nạn nhân vô tội là dân thường và mất kiên nhẫn trước những lời giải thích dễ dãi theo kiểu vấn đề nan giải của mâu thuẫn nằm ở chỗ khác nhau về sắc tộc, tôn giáo hoặc văn hóa. Một số người nhanh chóng tìm ra nguyên nhân thích đáng để quy trách nhiệm cho các cá nhân hay các bên có thể thu lợi từ những hành động bị cho là vô đạo đức, phi lý, không đáng kính trọng, vụ lợi. Một số kẻ cố gắng thích nghi với những trang sử chiến đấu trong một khuôn khổ khái niệm lớn hơn, xuyên tạc động lực và mục tiêu của đối thủ đến nỗi không thể nhận ra.

Trong cuốn sách này tôi đưa ra lập luận có cơ sở và có thể xác minh về mâu thuẫn nêu trên. Gốc rễ sâu xa của mối bất hòa căng thẳng đó có thể ở những đặc tính riêng biệt qua những trải nghiệm liên quan chặt chẽ trong thế kỷ qua. Trong khi một số người của cả hai dân tộc phải chịu trách nhiệm về những hành động nhẫn tâm, thì không kiểu hành xử nào của người Do Thái hay người Arab được cổ vũ bởi sự quá khích của họ. Họ chiến đấu vì những lợi ích, giá trị, động cơ rõ ràng trong việc theo đuổi các mục tiêu xác định.

Tôi đã nghiên cứu lịch sử của cuộc đâu tranh và thực tiễn hiện nay của họ theo bốn hướng: Nhân khẩu, kinh tế – xã hội, môi trường và lãnh thổ. Mục đích của tôi là nhằm chứng minh những yếu tố này tạo điều kiện thuận lợi cho việc xem xét nghiêm túc những khả năng có thể xảy ra trong tương lai hơn là việc chỉ đơn thuần cung cấp cho độc giả nhiều bản báo cáo (từ trước tới nay) về các yếu tố tương tự của chủ nghĩa dân tộc vị chủng, chủ nghĩa biểu tượng tôn giáo, ngoại giao giả dối và bạo lực.

Tôi cần phải nói rõ điều tôi đề xuất không phải là sự giải nghĩa theo phương pháp đơn giản hóa vấn đề mà là một nỗ lực để khôi phục thế cân bằng bằng cách mang lại cận cảnh một số khía cạnh đã phần nào bị lãng quên trong mối quan hệ giữa Israel – Palestine. Để làm việc này, tôi đã phải tham khảo nhiều công trình nghiên cứu của các học giả Israel, Arab, Mỹ, châu Âu. Một trong những sự phát triển đáng khích lệ trong những năm gần đây là các sử gia Israel và Palestine đã xích lại gần nhau để nhất trí về các vấn đề căng thẳng vẫn tồn tại đến tận bây giờ. Từ trước đến nay, họ thường nói và làm việc theo chương trình nghị sự của dân tộc họ, bây giờ họ thường liên lạc trực tiếp với nhau và trong một số trường hợp họ còn đạt đến một thỏa thuận nào đấy. Tuy hai bên chưa nhất quán về những ghi chép trong sử sách và vẫn có sự khác biệt rõ nét về hệ phương pháp, khái niệm, các kết luận đưa ra nhưng họ đã bắt đầu lập lại mối quan hệ hữu nghị mang tính khoa học giữa Israel và Palestine trong thời gian gần đầy.

Tôi đi đến kết luận rằng, qua phân tích đa chiều, chúng ta có thể hy vọng mọi mâu thuẫn giữa hai dân tộc láng giềng này rồi sẽ đi đến một giải pháp hòa bình. Sự lạc quan ở đây không phải bắt nguồn từ sự lý tưởng quá mức về các sự kiện chính trị khắc nghiệt ở vùng Trung Đông, cũng không phải là niềm tin ngây thơ vào khả năng hòa bình bất ngờ. Sau cuộc chiến tranh Intifada (chiến tranh ném đá) thứ hai kéo dài hơn ba năm, cuộc tàn sát những người vô tội vẫn tiếp tục không dừng. Như hồi tháng 5/2004, có ít nhất 518 trẻ em Palestine bị người Israel sát hại và có ít nhất 107 trẻ em Israel bị người Palestine hạ sát. Tổng cộng có hơn 3700 người đã bị thiệt mạng và hàng ngàn người khác bị thương trong những cuộc bạo loạn và điều này không có dấu hiệu thuyên giảm ngay. Thay vì biết rằng họ sẽ càng ngày càng mệt mỏi với chiến tranh thì dường như cả người Israel lẫn người Palestine đều bị trói buộc bởi lịch sử thù nghịch không thể cùng sống với nhau, cũng không sẵn lòng thực hiện những thỏa hiệp cần thiết để sống tách rời nhau. Tuy nhiên bên dưới bề mặt ảm đạm đó có những thay đổi cơ bản ít được nhận thấy đang xảy ra mà bắt buộc phải từ hai phía, dù muốn hay không, không sớm thì muộn họ sẽ phải điều chỉnh lại mối quan hệ không thể tách rời nhưng đầy đau khổ này. Sự phân tích này cho thấy có một động lực ngầm giống như các lớp kiến tạo địa tầng, đang đẩy mối quan hệ Israel – Palestine tiến đến gần hơn và nhanh hơn trong việc thiết lập lại mối quan hệ hòa bình hơn là đưa đến những sự kiện khủng khiếp trong thời gian vừa qua.

5/5 - (1 bình chọn)

Đọc Online Cuộc Chiến Giữa Israel & Palestine

Download Ebook Cuộc Chiến Giữa Israel & Palestine

Download Mobi

Exit mobile version