Giới Thiệu Cơ thể ta đã hai triệu năm – giải mã các căn bệnh thời đại
Ngày nay, chúng ta không thể chăm sóc sức khỏe đúng cách không phải vì thiếu thông tin, ngược lại, có nhiều trường hợp do có quá nhiều thông tin mà gây hại cho sức khỏe. Chúng ta bị loạn trước vô vàn kiến thức về sức khỏe trên các phương tiện truyền thông. Ví dụ: bên cạnh thông tin cho rằng vitamin C liều cao có công dụng ngăn ngừa ung thư và cảm cúm, thì cũng có thông tin cho rằng bổ sung quá nhiều vitamin C có thể gây hại cho cơ thể. Nhiều nghiên cứu về sức khỏe hiện vẫn đang mâu thuẫn với nhau. Tuy nhiên cũng thật khó để nhanh chóng đưa ra một góc nhìn khác với những kết quả nghiên cứu trong suốt nhiều năm của các chuyên gia. Vậy rốt cuộc, chúng ta nên nghe theo ai đây? Thành thật mà nói, một bác sĩ như tôi đây cũng hoang mang chẳng khác gì bạn.
Có nhiều cách để quan sát cơ thể con người. Bất kể là quan sát theo Đông y, Tây y, Đông Tây y kết hợp hay dựa vào những phân tích khoa học chi tiết thì cũng đều mang đến nhiều góc nhìn khác nhau. Thực tế, tôi nghĩ rằng việc rút ra những kết quả nghiên cứu đa dạng về sức khỏe với nhiều góc nhìn khác nhau như vậy là cần thiết.
Trong cuốn sách này, ngoài việc đưa ra nhiều góc nhìn về sức khỏe, tôi còn xem xét vấn đề sức khỏe từ quan điểm rằng con người thay đổi, thích nghi, sống sót như thế nào là tùy theo hoàn cảnh. Với lập trường như vậy chúng ta sẽ vượt qua được cái nhìn phiến diện và có cái nhìn thực chất hơn về sức khỏe. Quan điểm này là đúng hay sai, quan điểm kia là đúng hay sai? Chúng ta sẽ không nói như vậy nữa. Thay vào đó là góc nhìn rộng mở về sức khỏe của nhiều người. Hơn nữa, qua góc nhìn như vậy, tôi mong rằng bạn có thể tự mình phản đoán được những thông tin đúng đắn về sức khỏe, trang bị cho bản thân khả năng tự quyết định. Đó cũng là mục tiêu tôi hướng đến khi viết cuốn sách này.
Một dân tộc sống ở miền biển và một dân tộc sống sâu trong lục địa đương nhiên là có sự khác nhau về khẩu vị và đặc điểm cơ thể. Bản thân tôi thuở nhỏ khi ở Andong, tỉnh Gyeongbuk, đã có thời gian ngắn sống trong một ngôi làng hẻo lánh trên vùng núi. Ở đó, khó lòng nhìn thấy bóng dáng một con cá. Ở thời mà kỹ thuật giữ đông lạnh chưa phát triển, chuyện đưa cả vào tận sâu trong lục địa là hết sức khó khăn. Nhưng trong quá trình tìm phương pháp mang cả thu tươi vào sâu trong đất liền của tỉnh Gyeongsang, người ta đã tìm ra cách ướp muối để cá không bị hỏng. Lúc này, người ướp cần phải có kinh nghiệm dùng lượng muối thích hợp sao cho cá vừa không bị ươn mà lại vừa không bị mặn quá. Cá thu ướp muối của Andong đã trở nên nổi tiếng như vậy đấy.
Trong hàng trăm năm qua, có những người ăn và thích nghi với muối và cũng có nhiều người không thích nghi được. Cơ thể con người phải thích nghi với địa hình và môi trường họ đang sinh sống thì mới có thể tồn tại được. Các nhà khoa học gọi điều này là thích nghỉ y học, phương Tây gọi điều này là “Thuyết tiến hóa” hay “Thuyết Darwin”.
Tôi không muốn phân tích khía cạnh tôn giáo của thuyết tiến hóa. Trong thuyết tiến hóa, điều quan trọng không phải là sự sáng tạo hay sự tiến hóa, mà là khía cạnh con người đã thích nghi, tồn tại và sống sót như thế nào trong môi trường sống. Xét trên góc độ đó, việc áp dụng cùng một cách chăm sóc sức khỏe đối với những cơ thể có sự thích nghỉ khác nhau là vô cùng sai lầm.
Tôi sẽ đưa ra một ví dụ như thế này. Tại những vùng càng gần với Bắc cực hoặc Nam cực, nhiệt độ càng giảm. Khi đó, cơ thể chúng ta, đặc biệt là phổi, bị tổn thương nghiêm trọng. Nếu không tìm cách thích nghi để bảo vệ phối trước cái lạnh giá buốt của mùa đông, những con người nơi đây không thể nào sống sót được. Họ thích nghi bằng cách sưởi ấm không khí bên ngoài trước khi không khi đó vào phổi, nhằm giảm thiểu mức độ tổn thương của các tế bào phổi. Muốn vậy, họ phải kéo dài đường đi của không khí để làm ấm luồng không khí đó. Lỗ mũi của họ nhỏ và cao. Và mũi càng dài thì càng dễ làm ấm không khi. Chính vì vậy, người dân ở phía bắc châu Âu có mũi cao và dài. Ngược lại, ở khu vực Đông Nam Á, nơi thời tiết nóng nực, người dân không cẩn phải làm ấm không khí trước khi hít vào phổi. Vì vậy, lỗ mũi của họ to và rộng, khoang mũi cũng ngắn hơn. Nói cách khác, cơ thể mỗi người có thể tự điều chỉnh để thích nghi với hoàn cảnh sống. Điều này đã được chứng minh từ lâu.
Sâu bướm và bướm có gien di truyền hoàn toàn giống nhau nhưng cùng một gien như vậy ở môi trường này thì là dạng sâu, ở môi trường khác lại là dạng bướm. Nòng nọc và ếch cũng có cùng gien di truyền. Khi trưởng thành, con nòng nọc khởi động gien của nó để mất đuôi và trở thành hình dáng của con ếch. Có cùng bộ gien di truyền, nhưng tùy vào tình trạng bật tắt của gien mà hình dạng bên ngoài có thể biến đổi hoàn toàn khác.
Trong cuộc sống thường ngày, chúng ta cũng cần phải để ý đến ảnh hưởng của sự khởi động gien. Trong thực phẩm có nhiều thành phần có tác dụng này. Ví dụ, natri tạo butyric có trong thành phần của pho-mát, sulforaphane có trong hoa súp lo, diallyl có trong tôi,… là những chất đóng vai trò quan trọng ảnh hưởng đến sự khởi động gien. Khi chúng ta ăn những thức ăn này, đầu tiên các vi khuẩn trong đại tràng sẽ phân giải thức ăn. Qua quá trình đó, thành phần butyric được tạo ra. Nhờ butyric này mà gen ức chế ung thư trở nên mạnh hơn.
…