Giới Thiệu Churchill, Roosevelt, Stalin Những Ngày Cuối Thế Chiến II
Jon Meacham
Churchill, Roosevelt, Stalin những ngày cuối Thế chiến II
“Franklin và Winston”, cuốn sách của phó tổng biên tập tạp chí Newsweek Jon Meacham, mô tả quan hệ giữa Tổng thống Mỹ Franklin D. Roosevelt và Thủ tướng Anh Winston Churchill. Những phần trích sau đây ghi lại những cuộc thảo luận giữa Roosevelt, Churchill và Joseph Stalin năm 1943.”
Những giây phút đẹp đẽ giữa Roosevelt và Churchill
Cuốn sách mới mang tên Franklin và Winston của phóng viên Jon Meacham, Phó Tổng biên tập tạp chí Newsweek, đi sâu vào mối quan hệ giữa Tổng thống Mỹ Franklin D. Roosevelt và Thủ tướng Anh Winston Churchill. Roosevelt đã trở thành bạn cũ của Churchill từ những ngày cuối cùng của Thế chiến II, trước cuộc họp của Tam trụ quân đồng minh Churchill, Roosevelt, Stalin ở Tehran tháng 12/1943Những giây phút đẹp đẽ giữa Roosevelt và Churchill
Cuốn sách mới mang tên Franklin và Winston của phóng viên Jon Meacham, Phó Tổng biên tập tạp chí Newsweek, đi sâu vào mối quan hệ giữa Tổng thống Mỹ Franklin D. Roosevelt và Thủ tướng Anh Winston Churchill. Roosevelt đã trở thành bạn cũ của Churchill từ những ngày cuối cùng của Thế chiến II, trước cuộc họp của Tam trụ quân đồng minh Churchill, Roosevelt, Stalin ở Tehran tháng 12/1943.
Trước thềm hội nghị Tehran, hai nhà lãnh đạo từng dự định gặp nhau tại Cairo, nhưng vì lo ngại vấn đề an ninh, nên Roosevelt đánh điện cho Churchill, thông báo “kẻ thù đã biết địa điểm họp” và đề nghị chuyển tới Khartoum. Ông Churchill đã nghĩ Cairo được lính Anh bảo vệ chắc chắn, nên có vẻ bông đùa khi bác bỏ mối lo ngại của Roosevelt: “Ông hãy đọc cuốn Saint John, chương 14, điều 1-4. Đừng để trái tim mình lo lắng: hãy tin vào Chúa và tin vào tôi… Tôi sẽ chuẩn bị một địa điểm cho ông”.
Trong lúc bức điện đang được chuyển thì cũng là lúc Churchill bắt đầu tự lục vấn mình. Phải chăng ông đã quá khoa trương khi so sánh mình với Chúa? Hay ông đã quá vội vàng khi tuyên bố “hãy tin vào tôi”? Roosevelt sẽ nghĩ gì về ông? May mắn thay những tin tức tốt lành đã làm Churchill khuây khoả: Tổng thống Mỹ đã gạt sang bên mọi phản đối của các trợ lý và kế hoạch đến Cairo không hề thay đổi.
Thực ra, trong thâm tâm, chuyến đi này đối với Churchill chẳng vui vẻ và dễ chịu gì. Phần vì Churchill bị cảm lạnh, phần vì buồn do Mỹ không ủng hộ chiến dịch của Anh nhằm vào đảo Leros ở phía Đông Địa Trung Hải. Bà Clementine biết vậy và nhẹ nhàng cảnh báo Churchill nên thận trọng khi thảo luận với Roosevelt trong những ngày sắp tới. Bà dặn dò: “Đừng cho phép mình tức giận. Em thường nghĩ đến điều anh nói, điều tồi tệ nhất là Đồng minh không có Đồng minh!…”.
Đến Cairo cùng với Thủ tướng Anh còn có con gái ông, cô Sarah Churchill, một diễn viên điện ảnh. Cô chưa bao giờ gặp Roosevelt trước đó và bị cuốn hút ngay khi gặp ông. Sarah bày tỏ lòng kính trọng về sự tinh thông của Tổng thống Mỹ.
Một ngày ở Cairo, Churchill đã nói với con gái: “Hãy chuẩn bị một chiếc xe. Cha muốn đi thăm Nhân sư và các Kim tự tháp. Cha muốn biết chúng ta và Roosevelt có thể thân thiết đến mức nào trong xe, nếu có thể, cha muốn “nắm” được vị tổng thống Mỹ này”. Sau khi điều tra sơ bộ, hai cha con nhận thấy điều đó có thể thực hiện được. Vị Thủ tướng vội vã trở lại khu nhà nghỉ, tìm Roosevelt và nói: “Ngài Tổng thống, ông có thể tới thăm Nhân sư và Kim tự tháp cùng chúng tôi. Tôi đã chuẩn bị xong cả rồi”. Sarah nhớ lại: Sự nhiệt tình của Churchill có sức mạnh đến mức Roosevelt gần như lao ra khỏi ghế, nhưng rồi chợt nhớ ra ông không thể làm như vậy và ngồi lại vào chỗ. Một chút sượng sùng. Quay sang Roosevelt, Churchill nói: “Chúng tôi sẽ đợi ông trong xe”. Sarah đi theo cha. “Ngoài sân trời nắng đẹp”, cô nhớ lại. “Tôi thấy mắt Tổng thống ánh lên những giọt nước mắt”. Những nỗ lực của Churchill đã được đền đáp, nhưng ông rất thật lòng: “Tôi quý con người ấy”.
Lễ Tạ ơn diễn ra khi hai nhà lãnh đạo đang ở Cairo. Roosevelt không quên mang theo hai con gà tây lớn đến góp vui và nói với Churchill: “Hãy coi nhau như người nhà”. Hai vị lãnh đạo cùng ăn tối với gia đình dưới tiếng nhạc du dương, tiếng cụng ly hân hoan. Ngài Tổng thống chủ trì bữa tiệc rất chuyên nghiệp. Trong bữa ăn, Roosevelt đã giải thích lịch sử của ngày Lễ tạ ơn và liên tưởng tới những người lính Mỹ giờ phút này đang thưởng thức ngày lễ này ở khắp nơi trên thế giới. Roosevelt đã rất hài lòng chia sẻ niềm vui này với Thủ tướng Anh.
Hạnh phúc và vui vẻ, tất cả sang phòng hoà nhạc. Những bản nhạc Carry Me Back to Old Virginny, Marching Through Georgia và những giai điệu tương tự vang lên. Thủ tướng Anh đã làm Roosevelt ngạc nhiên khi mời Pa Watson, thư ký yêu quý của Tổng thống Mỹ, nhảy. Churchill nhớ lại: “Chỉ sau vài giờ, sự cẩn trọng không còn nữa. Không khí vô cùng thân mật”. Bản thân ông Churchill cũng đã thừa nhận mình đã có một bữa tiệc cực kỳ vui vẻ, nồng ấm và thân thiết.