Chủ nghĩa Marx và hiện tượng học

Chủ Nghĩa Marx Và Hiện Tượng Học - Trần Đức Thảo

Giới Thiệu Chủ nghĩa Marx và hiện tượng học

Giáo sư Trần Văn Giàu từng nói rằng ở Việt Nam “mình không có truyền thống triết học, nếu có thể nói có một nhà triết học thì (…) người đó chính là Trần Đức Thảo”. Triết gia Pháp Lucien Sève xem ông như “nhà triết học Việt Nam mà các bài giảng đã để lại dấu ấn cho cả một thế hệ trí thức nước Pháp”. Còn Thủ tướng Phạm Văn Đồng, một người bạn của ông, thì nhận xét ông là “một người tài năng và bị oan khuất”.Trần Đức Thảo(1917-1993), quê ở Bắc Ninh, năm 1936 nhận học bổng sang Pháp và trở thành một học sinh xuất sắc của trường Sư phạm phố d’Ulm(một trong vài trường grand école của Pháp), đỗ thủ khoa thạc sỹ triết học năm 1943. Từ chỗ nghiên cứu Hiện tượng học(Phénoménologie) của Husserl, ông tiếp thu triết học Marxist, vốn phổ biến trong giới trí thức Pháp những năm 1940. Ông tham gia vào đời sống triết học Pháp, đặc biệt đáng chú ý là cuộc tranh luận với J.P. Sartre -lá cờ của chủ nghĩa Hiện sinh Pháp – vào năm 1948-1949, trong đó ông đã bảo vệ một cách sắc bén những luận chứng của chủ nghĩa duy vật lịch sử. Trong thời gian này, ông cũng dấn thân vào các hoạt động chính trị, gia nhập Đảng Cộng sản Pháp, lãnh đạo phong trào Việt kiều, và cuối năm 1951 ông bỏ kinh đô ánh sáng Paris để về nước, lên Việt Bắc tham gia kháng chiến. Con người khiến người ta khâm phục vì lý luận sâu sắc, táo bạo ấy lại là một người, như bạn bè ông còn nhắc lại, ngây thơ gần như vụng dại trong đời sống thường ngày.Trong vụ Nhân văn – Giai phẩm, ông bị vu khống là troskist, phải chỉnh huấn và buộc thôi nghiên cứu, giảng dạy(trước đó, ông là trưởng khoa Sử đầu tiên của Đại học Tổng hợp Hà Nội, Phó Giám đốc Đại học Sư phạm Hà Nội), chịu sự nghi ngờ trong một thời gian dài. Ông sống độc thân trong một căn nhà lụp xụp ở khu tập thể Kim Liên,bán dần các cuốn từ điển để có tiền ăn, ngày ngày ngồi dịch Hegel và viết các tiểu luận, dù được in hay không được in, gìn giữ những mối liên hệ ít ỏi với những người bạn triết gia nước ngoài. Năm 1992, ông được phép sang Pháp chữa bệnh kết hợp nghiên cứu.Trần Đức Thảo mất một năm sau đó ở Paris, tác phẩm cuối cùng còn dang dở. Những sự vinh danh muộn màng chỉ đến sau khi người đã khuất…

Các tác phẩm chính: Tìm cội nguồn của ngôn ngữ và ý thức, Lịch sử tư tưởng trước Marx, Chủ nghĩa Marx và hiện tượng học, Nguồn gốc ý thức trong cuộc tiến hóa của hệ thần kinh, Hiện tượng học và chủ nghĩa duy vật biện chứng, “Hạt nhân duy lý” trong triết học Hegel,… Hiện nay, nhiều người như nhà thơ Việt Phương, ông Phạm Trọng Luật, Cù Huy Chử, … đang gắng sức thu thập, chuyển ngữ các tác phẩm, di cảo của Trần Đức Thảo.Trong đó, 2 tác phẩm đầu đã được chia sẻ trên TVE. Mình up các bài viết, tiểu luận tiếng Việt còn lại trên viet-studies.info để giới thiệu cùng các bạn!

Đọc Online Chủ nghĩa Marx và hiện tượng học

Download Ebook Chủ nghĩa Marx và hiện tượng học

Download Prc

Exit mobile version