Giới Thiệu Cách mạng và phản cách mạng ở Đức
Ký tên: Karl Mark
Ngày viết: Tháng Tám 1851 – tháng Chín 1852
Xuất bản: Đã đăng trên báo “New – York Daily Tribune” ngày 25 và 28 tháng Mười, ngày 6,7,12 và 28 tháng Mười một 1851; ngày 27 tháng Hai, ngày 5,15,18 và 19 tháng Ba, ngày 9,17 và 18 tháng Chín , ngày 2 và 23 tháng Mười 1852.
Tác phẩm
Từ phong trào cách mạng năm 1830, những quốc gia nhỏ đã hoàn toàn đặt dưới quyền chuyên chính của Quốc hội hiệp bang, nghĩa là của áo và của Phổ. Những hiến pháp khác nhau được ban hành một mặt làm phương tiện để chống lại những mệnh lệnh độc đoán của các quốc gia lớn, mặt khác để bảo đảm uy tín cho những vương hầu đã ban hành những hiến pháp ấy và đem lại một sự thống nhất cho các tỉnh được Hội nghị Viên tập hợp lại một cách hỗn tạp không theo một nguyên tắc chỉ đạo nào – những hiến pháp ấy, mặc dầu chỉ là hão huyền, vẫn tỏ ra là một mối nguy cho uy quyền của bản thân các vương hầu nhỏ trong thời kỳ giông tố 1830 – 1831. Vì vậy, những hiến pháp ấy đã bị hủy bỏ gần hết.
Cái mà người ta còn giữ lại thì hữu danh vô thực và cần phải có một thái độ tự mãn huênh hoang như một Ven-cơ, một Rốt-tếch, một Đan-man mới tưởng tượng được rằng sự chống đối khúm núm xen lẫn những lời tán tụng hèn hạ mà người ta cho phép chúng biểu lộ ở trong các nghị viện bất lực của các quốc gia nhỏ có thể đem lại những kết quả nào đó.
Mục lục
I. Nước Đức vào đêm trước cách mạng
II. Quốc gia Phổ
III. Những quốc gia khác ở Đức
IV. Nước áo
V. Cuộc khởi nghĩa ở Viên
VI. Cuộc khởi nghĩa ở Béc-Lin
VII. Quốc Hội Phran-Phuốc
VIII. Người Ba Lan, người Séc và người Đức
IX. Chủ nghĩa đại Xla-vơ. Cuộc chiến tranh Slê-dơ-vích – Hôn-stai-nơ…
X. Cuộc khởi nghĩa ở Pa-ri. Quốc hội Phran-Phuốc
XI. Cuộc khởi nghĩa ở Viên
XII. Cuộc tấn công chiếm Viên. Sự phản bội Viên
XIII. Hội nghị lập hiến Phổ. Quốc hội
XIV. Việc khội phục lại trật tự. Quốc hội Đức và các nghị viện
XV. Thắng lợi của nước Phổ
XVI. Quốc hội và các chính phủ
XVII. Cuộc khởi nghĩa
XVIII. Những người tiểu tư sản
XIX. Kết cục của cuộc khởi nghĩa