Buông Xả Phiền Não

Buông Xả Phiền Não

Giới Thiệu Buông Xả Phiền Não

Hạnh phúc là điều ai cũng ước muốn. Chúng ta thường nói hạnh phúc là “tìm kiếm” hoặc “giành lấy”. Hạnh phúc giống như tấm bằng khen treo trên tường, cần phải trải qua một lần cạnh tranh và phấn đấu thì mới đạt được. Suy nghĩ này rất phổ biến, khiến nhiều người cho rằng hạnh phúc là những thứ ở ngoài thân tâm mình. Nhưng bạn phải trải qua kinh nghiệm này, khi tự mình hài lòng thấy chiến lợi phẩm trong tay thì thấy được nỗi vất vả kiếm được và dường như bạn cảm thấy mất đi một thứ; bởi vì, “hạnh phúc” là điều chúng ta mong đợi mãi chưa đến.

Vì sao một người có thể đạt được tất cả mà vẫn không có được hạnh phúc? Thật ra, hạnh phúc là tự mình phải xả bỏ tự ngã và tiêu diệt phiền não, chứ không phải đạt được những thứ nào bên ngoài. Trong quyển sách này, Hoà thượng Thánh Nghiêm nói cho chúng ta biết hạnh phúc chân thật thì không cần dựa vào bất kỳ người, sự vật nào bên ngoài, cũng không phải xuất phát từ tình cảm và cảm giác huyễn hóa vô thường mà là trạng thái tâm vui vẻ, bình an. Vì thế, chúng ta cần thấy rõ phiền não, mạnh dạn vận dụng phương pháp hóa giải, đối trị phiền não, cuối cùng là buông xả phiền não hoàn toàn, chính là tìm được hạnh phúc trong tầm tay.

Trong phần thứ nhất, Hoà thượng Thánh Nghiêm luận bàn về nguồn gốc của phiền não. Ngài chỉ ra ba loại “tình” khác nhau là: tâm lý, tình cảm và tinh thần; đồng thời nhấn mạnh bất cứ điều gì xung đột và khó xử, không có cách giải quyết trọn vẹn đều là phiền não. Từ phần thứ hai đến phần thứ sáu trong sách, ngài phân tích, thảo luận kỹ năm loại phiền não – tham, sân, si, mạn, nghi – luôn làm tổn thương chúng ta, cũng chính là năm độc mà Đức Phật đã nói và cung cấp phương pháp quản lý, giải quyết vấn đề.

Hoà thượng tài giỏi chỉ nói vài câu ngắn gọn, nếu nói theo quan niệm của người bình thường thì không dễ gì thực hành tốt. Như nói thế nào là tham? Hoà thượng trả lời: “Có được thứ mình cần không gọi là tham, mình không cần mà còn muốn có thêm mới gọi là tham”. Khi giải thích làm thế nào để đối trị sân thì Hoà thượng nói: “Nhẫn không phải nuốt giận chịu ấm ức mà là khắc phục tính hiếu thắng của mình, không nên phản ứng lập tức”.

Phiền não tuy có trăm nghìn loại, nhưng nó giống như mọi thức trên đời, chỉ tồn tại tạm thời. Khi tinh thần bất an, chỉ cần khéo dùng một phương pháp thì hóa giải được, cuối cùng thì buông xả chấp trước, làm cho tâm trở về bản tính thanh tịnh, hồn nhiên. Lúc đó, hạnh phúc không tìm mà vẫn tự đến.

Bài thứ nhất: DIỆU PHÁP QUẢN LÝ TINH THẦN

Năm loại phiền não căn bản của con người là tham, sân, si, mạn, nghi khiến tinh thần con người bất an. Làm thế nào đem Phật pháp để hóa giải phiền não tinh thần?

CON NGƯỜI CÓ TÌNH CẢM THÌ CUỘC SỐNG MỚI PHONG PHÚ?

Nhìn từ quan điểm Phật pháp, con người là hữu tình chúng sinh, đã là hữu tình thì tất nhiên phải có tình cảm. Phần đông trong chúng ta đều hiểu nhưng không làm chủ được tình cảm, nên bị tình cảm chi phối gây ra đau khổ, thậm chí vì kích động tình cảm nhất thời mà phạm sai lầm; sau đó, có hối hận cũng đã muộn.

Nói về tình chí, có rất nhiều loại, nhưng có thể quy về ba kiểu lớn sau:

Tình cảm và tư tưởng: Ví dụ như tình cảm và tư tưởng của nhà triết học, nhà chính trị, người nghệ sĩ, nhà tu hành. Các tư tưởng tình cảm này thuộc lý tính nên có ích cho mọi người, cho thế giới và bản thân mình. Nếu như một người không có tình cảm và tư tưởng thì sẽ thấp hèn giống như loài động vật.

Tình cảm: Tình cảm dành cho người thân, hoặc người và sự vật có quan hệ với mình, do thích hoặc không thích mà sinh ra hiện tượng tình cảm. Tình cảm tuy không cao hơn tư tưởng, nhưng nếu con người không có tình cảm sẽ giống như thực vật hay khoáng vật. Chỉ khi tình cảm ích kỷ là tự mình luôn bị chi phối mừng, giận, vui, buồn, có thể là thiện, cũng có thể là ác, hoàn toàn không có an lạc. Nhưng tâm lý lại thanh tịnh và rất hoà bình, ổn định.

Tinh thần: Sinh ra từ tình cảm, khi tình cảm không thể nói ra hết được thì trong lòng sinh ra phiền muộn, bất an; do đó tinh thần bực bội khó chịu. Tinh thần lúc đó giống như sóng biển lớn trong mưa bão, không có ý chí, quy luật; vả lại, sự bất an rất lợi hại, nhưng có người bất an nhiều, có người bất an ít.

Khi tinh thần bất an thì giống như ngọn lửa vô minh thiêu đốt, có lúc khóc to, có lúc cười lớn, thậm chí đánh người, xuất hiện khuynh hướng bạo lực. Vì thế, một người làm việc mà tinh thần bất an thì càng tệ hơn người làm việc theo tình cảm cá nhân, cũng rất đáng sợ. Như thế, chẳng những tự mình tạo ra khó khăn cho chính mình mà còn khiến người khác rời xa mình. Do đó, khi chúng ta đối diện với vấn đề, tốt nhất là không nên để tinh thần bất an tùy tiện. Nhưng có người nói: “Nếu như cuộc sống con người mà không gặp thăng trầm thay đổi thì giống như sống trong vô vị. Con người phải có vui, buồn thì cuộc sống mới phong phú; cho nên, bực bội cũng không có gì là xấu”.

5/5 - (1 bình chọn)

Đọc Online Buông Xả Phiền Não

Đọc Onine

Download Ebook Buông Xả Phiền Não

Download PDF

Exit mobile version