Bí Quyết Thành Công Của Steve Jobs

Bí Quyết Thành Công Của Steve Jobs

Giới Thiệu Bí Quyết Thành Công Của Steve Jobs

Bí Quyết Thành Công Của Steve Jobs “đấu sĩ bò tót”: Cuộc đời tôi luôn gắn liền với chữ “ghê gớm”.

Steve Jobs có giọng nói thanh hơi chua, âm vực yếu, là lạ. Không giống những người phương Tây khác, Jobs chỉ cao 1,78m, thấp hơn so với tưởng tượng của mọi người. Nhưng ông biết cách cuốn hút người khác. Một lần, Bill Gates đã lấy một đĩa CD quay cảnh Jobs đang diễn thuyết để phân tích rồi đưa ra kết luận: “Người đàn ông này thật đáng sợ, quả là một thiên tài tiêu thụ.”

Jobs mang rất nhiều biệt danh: “Sếp nóng tính nhất nước Mỹ” (theo cách đánh giá của Forbes); “Bettoven trong giới kinh doanh” (cách gọi của Jim Collins); Google thì gọi ông là “Ngài Tổng Giám đốc sáng tạo hàng đầu trong giới điện tử”, còn “The Economist” thì đặt cho ông cái tên “Hoàng đế Napoleon Bonaparte vĩ đại”…

Có một biệt danh rất xứng với ông, đó là “đấu sĩ bò tót”. Biệt danh này ám chỉ một phong cách lãnh đạo đặc biệt, người lãnh đạo ấy luôn có một niềm tin, giá trị quan mạnh mẽ. Đó cũng là người không ngừng phấn đấu, giành được thành công trong thời đại cạnh tranh khốc liệt. Muốn đạt được thành công không chỉ dựa vào sức mạnh mà cần phải có chiến thuật và những phương pháp tốt. Trên thực tế, các CEO đều có khí chất của những đấu sĩ bò tót, trong đó Jobs là người mang đậm khí chất này.

Phẩm chất của đấu sĩ bò tót ở Jobs được khái quát bởi những từ sau:

– Cuộc đời “ghê gớm”: Sự ghê gớm của Jobs được đẩy đến mức hà khắc, ngang tàng. Ví dụ, trong mắt Jobs thì một chiếc máy nghe nhạc iPod nhỏ bé cũng là một công cụ “thay đổi thế giới” bằng “phương thức nhỏ bé”. Đặc điểm này thuộc về phong cách lãnh đạo của Jobs, nhưng cũng là một động lực mạnh mẽ, một quyết tâm lớn lao hướng đến sứ mệnh thay đổi thế giới. Vì thế, bạn có thể phát hiện được ngay sự “ghê gớm” ấy qua những thời điểm quan trọng trong cuộc sống của Jobs. Giờ đây sự ghê gớm ấy đã trở thành giá trị quan, thậm chí được hòa trộn vào không khí của Công ty Apple và có sự hấp dẫn đến kỳ lạ.

Xét về khoa học hành vi thì động cơ chính là nguồn gốc của sức mạnh. Động cơ sản sinh ra nhu cầu, nhu cầu khơi gợi nguyện vọng, nguyện vọng sai khiến hành vi. Vậy yếu tố nào là động cơ cho sự “ghê gớm” của Jobs? Yếu tố đó chắc chắn phải gắn liền với tuổi thơ đặc biệt của Jobs. Fernandes, bạn thân của Jobs thời học tại trường Trung học Homestead cho rằng: “Ngay từ hồi học trung học, chắc chắn cậu ấy đã biết rằng mình là con nuôi.” Em gái Jobs là Betty có làn da đen hơn, trông rất giống người Mehico, nhìn bề ngoài hai anh em khác nhau một trời một vực. Người thông minh như Jobs chắc chắn sẽ nghi ngờ. Nỗi bất an ấy kích thích những ý nghĩ đặc biệt của Jobs về cuộc sống. Jobs luôn là cao thủ của các trò đùa tai quái, từng là một hacker nổi tiếng, là một người ăn chay, là một nhà thiết kế… Chính những nỗi bất an đã là cội nguồn sức mạnh của Jobs.

– Người lãnh đạo “chỉ biết làm thuyền trưởng”: Chuyện về Jobs cho chúng ta biết, quản lý và lãnh đạo là hai cương vị khác nhau. Chúng ta luôn trộn lẫn hai khái niệm trên làm một. Cũng giống như sự nhắc nhở của người lãnh đạo và cải cách tài ba John P. Kotter: “Lãnh đạo và quản lý là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Quản lý có liên quan tới việc xử lý các việc phức tạp, còn lãnh đạo lại liên quan đến việc ứng phó với sự thay đổi.” Jobs bị nhiều điều tiếng trong lĩnh vực quản lý, nhưng ông lại là bậc thầy của cải cách. Thoạt đầu ông cho định nghĩa lại khái niệm “máy tính cá nhân”. Sau khi ra khỏi Apple, ông đã dùng Pixar để định nghĩa ý nghĩa của khoa học và sáng tạo. Khi quay trở lại Apple ông đã đưa ra một khái niệm hoàn toàn mới về máy tính tiêu dùng. Ông cũng định nghĩa lại sự tưởng tượng của ngành âm nhạc số. Thậm chí ông còn định nghĩa cả tương lai của một Công ty ổ cứng, biến phần cứng thành phần mềm. Mặc dù mắc chứng bệnh ung thư quái ác nhưng ông vẫn lật đổ sự truyền thống bằng biện pháp cải cách riêng của mình. Hiện nay ông đã cho định nghĩa lại tương lai của máy tính để bàn siêu mỏng…

Một lần, trong lúc đi du thuyền ngắm cảnh cùng gia đình, Redd – con trai của Jobs tỏ ra sợ hãi vì sóng quá lớn. Thấy vậy Jobs liền yêu cầu thuyền trưởng cho tàu quay trở lại bờ ngay. Nhưng thuyền trưởng đã từ chối yêu cầu của Jobs vì trên thuyền còn một vài hành khách khác, mặt khác, sóng cũng sẽ lặng. Jobs đã gọi ngay một chiếc thuyền cứu sinh đến đưa Redd về bờ. Đó là năm 1997, Jobs 42 tuổi. Ông nói: “Tôi chính là thuyền trưởng của thuyền trưởng, chỉ biết lãnh đạo chứ không biết phục tùng.” Những năm 90 của thế kỷ XX, Jobs quen cho mình là “thuyền trưởng của thuyền trưởng”, ông chính là thuyền trưởng của lĩnh vực PC. Đó là phẩm chất của người lãnh đạo.

– Người lựa chọn sản phẩm vĩ đại nhất: Xét từ góc độ con người, thì IT luôn cần có một khí chất riêng. Theo thông lệ, Công ty mới thành lập cần phải thành công với sản phẩm đầu tiên. Nếu sản phẩm đầu tiên thất bại thì sẽ không thể nghĩ đến việc khai thác sản phẩm nào khác. Khi ấy, cần phải có một người “biết lựa chọn sản phẩm” để chỉ đạo “khai thác sản phẩm”. Những kỹ năng họ có sẽ giúp chọn ra được những gì quan trọng nhất trong nhiều cách suy nghĩ khác nhau.

Làm người lựa chọn sản phẩm tốt rất khó. Bạn phải biết nắm bắt xu thế, trải qua nhiều lần thất bại, biết khai thác sức mạnh tập thể và tìm ra một mô hình kinh doanh phù hợp. Gates và Jobs là hai người lựa chọn sản phẩm vĩ đại nhất trong giới IT, chỉ khác là một người vẫn đang phấn đấu, còn một người đã nghỉ ngơi. Mặt khác, dù “người lựa chọn sản phẩm” có vĩ đại đến đâu thì thời kỳ hoàng kim của họ cũng chỉ kéo dài hơn chục năm, sẽ luôn xuất hiện những người mới thách thức với khả năng của bạn. Jobs đã mất nhiều thời gian và sức lực để đào tạo ra những người như thế. Xem Tạp chí Forbes liệt kê 11 người có thể là người kế nhiệm của Jobs thì sẽ thấy, trong tay Jobs còn có một đội ngũ hùng hậu như thế nào.

– Tinh thần của cướp biển: Về hình thức, việc trên tòa nhà Công ty có treo một lá cờ cướp biển lớn là khá đình đám, nhưng về chiều sâu, Jobs đã tạo ra được “gen” sáng tạo mới. Đó là loại “gen” lặn, nhưng lâu bền nhất và dễ nhân lên nhất. Công ty hàng đầu sáng tạo ra sản phẩm hàng đầu và Công ty vĩ đại sáng tạo ra nền văn hóa sản phẩm hàng đầu.

Tinh thần “cướp biển” này được đưa vào từ việc thiết kế máy tính, chẳng hạn như quan tâm đến từng con ốc ở đằng sau chiếc máy tính xách tay MacBook Air và những giắc cắm được giấu ở bên trong giúp giảm trọng lượng máy đi rất nhiều. Nếu như nói đến máy tính Mac mà mắt bạn không sáng lên thì bạn không thể bước chân vào cửa Công ty Apple được.

Cuốn sách này sẽ đi sâu vào phân tích phong cách quản lý và lãnh đạo của Jobs thông qua những công việc hàng ngày của ông.

Đọc Online Bí Quyết Thành Công Của Steve Jobs

Đọc Onine

Download Ebook Bí Quyết Thành Công Của Steve Jobs

Download PDF

Exit mobile version