Giới Thiệu 100 phép đoán mệnh
Ở phương Đông xưa, việc đoán giải số mệnh để biết tương lai được mọi người, mọi tầng lớp trong xã hội chú ý. quan tâm. Đặc biệt, ở Trung Hoa cổ đại, việc làm này đã phát triển và dần trở thành một bộ phận được nhiều người quan tâm nghiên cứu và đã tổng kết thành hệ thống lý luận. Có nhiều cuốn sách viết về số mệnh, về dự đón tương lai số một… như Vạn sự vấn chu công, Chiêm tinh bí thuật, Mệnh lý chính tông… Cuốn “100 Phép Đoán Mệnh” là tập tiếp theo của “Chi Tú Mệnh Lý“. Nếu nói “Chi Tú Mệnh Lý” là một cuốn sách mệnh học thiên về lý luận, thì cuốn “100 Phép Đoán Mệnh” chính là cuốn sách kết hợp giữa lý luận và thực tiễn.
Toàn bộ cuốn sách được chia thành ba phần:
Phần 1 là phần lý luận, gồm có 8 chương.
Chương 1, mạn đàm về 10 cách cục; giảm bớt các nội dung lý luận không cần thiết; làm rõ việc không nên tin vào các cách cục kỳ dị, chỉ lấy ngũ hành sinh khắc và ngũ khí lưu thông làm chủ. Sự thâm sâu của mệnh lý được khát quát qua bốn chữ: Lưu Thông Cân Bằng. Đồng thời, phân tích, phán đoán tứ trụ bát tự của Tưởng Giới Thạch, trên cơ sở đó phủ định sự phân tích mệnh vận của các đại nhân vật của rất nhiều các sách tướng thuật vốn chỉ là luận mệnh theo người, không phải theo phương pháp luận đoán bát tự. Hơn nữa, thông qua một số ví dụ thực tế bao gồm cả tứ trụ của Tưởng Giới Thạch, chứng minh phần nhiều ngoại cách không ứng nghiệm, mệnh lý chỉ tồn tại trong đạo lý của sinh khắc chế hóa và ngũ khí lưu thông.
Chương 2, về dụng thần, giải quyết được hai “nan đề” trong mệnh lý học: phán đoán nhật chủ vượng-suy và cách chọn dụng thần chuẩn xác. Thông qua sự diễn giải về thập thần trong mệnh, chỉ cần vừa nhìn là biết thân vượng ấn nhiều hay là tỷ, kiếp nhiều; thân nhược thực thương nhiều hay là tài tỉnh, quan sát nhiều, vô cùng rõ ràng, chỉ cần bước vào cánh cửa của mệnh học, mọi người đều nhận biết được; không quá khó khăn, vất vả mà lại vô cùng chuẩn xác. Đây là một đóng góp lớn đối với mệnh lý học. Đồng thời còn giới thiệu thêm các phương pháp chọn dụng thần khác. Như là phù-ức chọn dụng; hoặc là các điều cần chú ý khi chọn dụng thần có liên quan.
Chương 3, về cách đoán mệnh trực quan qua bát tự, tác giả dùng phương pháp luận theo từng trụ; chỉ căn cứ vào tám chữ trong bốn trụ để luận mệnh trực tiếp, không cần sắp xếp đại vận và lưu niên, càng không cần để ý tiểu vận. Phương pháp ấy, đơn giản dễ học, mọi người đều có thể dùng được.
Chương 4, mệnh lý khẩu quyết, tác giả chọn dùng ba câu mệnh lý khẩu quyết có tính điển hình, hoặc có thể gọi là tiến hành nghiên cứu, phân tích theo mệnh lý đoán lý, trên những cơ sở đó, khái quát tổng kết các điều kiện sử dụng khẩu quyết đoán mệnh của mệnh lý, từ đó khiến khẩu quyết trở nên rất dễ vận dụng đối với người học đoán mệnh theo bát tự.
Chương 5, đắc lộc triều nguyên, làm rõ ý nghĩa vô cùng quan trọng: thiên can địa chỉ đều cần vượng tướng, chỉ cần thấu, can cần căn; đồng thời đưa ra cách nhìn mới về “loại lộc”, đó là phần mà các sách mệnh khác không có.
Chương 6, Thủy Hỏa tương chiến Kim chịu tai ương, tác giả tổng kết các đặc điểm thể hiện về hung tai trong mệnh cục, cách xem xét các tai họa nghiêm trọng và tử vong trong đại vận, lưu niên. Đây là một cách quan trọng trong phân tích mệnh, đoán vận, có tác dụng lớn trong việc nâng cao thao tác thực tiễn của độc giả.
Chương 7, đắc cục triều nguyên, luận thuật về các tiêu chỉ họa phúc quan trọng trong lưu niên, đại vận, mệnh cục.
Chương 8, loại tượng khi thế luận mệnh pháp, nó khác với các cách luận mệnh đoán vận thông thường; đây là phương pháp mới căn cứ theo thế của loạt tượng chiến – khắc do mười hai chữ trong mệnh cục, đại vận, lưu niên tổ thành, từ đó mà luận đoán cát, hung, họa, phúc; đồng thời chọn ra ba ví dụ, căn cứ theo loại tượng khí thế để đưa ra các phán đoán chi tiết về nhiều mặt; vừa có lý thuyết, vừa có đạo lý, rất thuận tiện để vận dụng.
Phần 2 là về 100 cách đoán mệnh.
(Phương châm là: Nhất mệnh nhất lý) Đây là phần chính của cuốn sách, là phần kết hợp giữa lý luận và thực tiễn. Thông qua việc phân tích bát tự, mệnh cục, tổng kết về lý luận, lại dùng lý luận đó để chỉ đạo, phân tích các mệnh cục khác. Ví dụ trong mục về “người thấp”, trước hết phân tích tứ trụ của người thấp, tổng kết xem mệnh lý của người thấp là gì, khái quát các căn cứ chủ yếu trong mệnh lý của người thấp là: ngày hư phủ hoặc hưu tù vô trợ lại có quan sát khắc thân, lại thêm trước hai mươi nhằm tuổi chưa trải qua sinh trợ vận; hai là nhật can tuy có căn, vượng tướng nhưng vì căn đó bị hình xung khắc mệnh mà mất nên là hư phủ; ba là mệnh tuy có ấn thụ, tỷ kiếp, nhưng bát tự hỗn loạn không có trật tự, bị ngăn cách, trở ngạt, có ấn mà không thể sinh, có tỷ kiếp mà không thể giúp đỡ; bốn là ngũ Mộc chủ cao, Thổ chủ thấp. Cùng là ngũ hành, âm chủ thấp, dương chủ cao, nên là Giáp nhật can là cao nhất, Kỷ nhật can là thấp nhất; năm là không thể chỉ xem xét riêng nhật can, cần căn cứ vào nhật can vượng kiện hay thương tổn, lưu chảy thông suốt hay bị trở ngại, kết hợp với đặc điểm của ngũ hành mà định ra cao, thấp. Đồng thời, khái quát nội dụng chủ yếu đó thành mục: “Thất lệnh mà khắc tiết quả trầm trọng, sơ vận tiết khí là kẻ thấp”; sau đó, căn cứ theo những lý luận trên, chỉ cần xem các tử trụ khác là biết được chủ mệnh đó có phải là người thấp hay không.
Trong phần 2, có 100 phần giống như phần “người thấp” trên đây. Ví dụ: cao, béo, gầy, đẹp, xấu, thông minh, ngu si, kỹ nữ, xã hội đen; chơi bời, quý, bần, tiện, thọ, yểu, khắc vợ, khắc chồng, không có con, công bằng chính trực, tỉ tiện hạ lưu, võ chức, nhà văn… Tác giả tin tưởng rằng, đây là phần cơ sở, có tác dụng lớn cho bạn đọc.
Phần ba là đa mệnh nhất lý.
Phần này là do tác giả nghiên cứu sâu hơn về mệnh lý thương tật, gồm có hai mục là mệnh lý của người câm và mệnh lý của người có thương tổn nghiêm trọng ở chân; vừa là đóng góp cho kiến thức chung cho lĩnh vực mệnh học, vừa là nghiên cứu và phát triển giữa lý luận và thực tiễn,
Trong quá trình biên dịch, không tránh khỏi những khiếm khuyết nhất định, rất mong được sự lượng thứ và tham gia góp ý kiến của bạn đọc gần xa. Chúng tôi cũng xin đặc biệt bày tỏ lòng cảm ơn đến các bạn đồng nghiệp đã tham gia góp ý trong quá trình thực hiện với mong muốn cuốn sách sẽ trở thành tài liệu tham khảo hữu ích khi tìm hiểu lĩnh vực này.
Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc!
Dịch giả
Phạm Hồng